1

Chọc hút dịch màng bụng: Những điều cần biết

Chọc hút dịch màng bụng là thủ thuật nhằm lấy dịch màng bụng giúp bác sĩ chẩn đoán xác định xem có dịch ở màng bụng không, hoặc cần lấy dịch để làm xét nghiệm. Ngoài ra thủ thuật còn hỗ trợ chọc tháo bớt dịch khi có nhiều dịch để thai nhi dễ thở.

1. Chọc hút dịch màng bụng là gì?

Chọc hút dịch màng bụng là một thủ thuật để lấy chất dịch đã thu thập trong bụng (dịch màng bụng). Sự tích tụ chất dịch này được gọi là cổ trướng. Cổ trướng có thể được xuất hiện bởi quá trình bệnh nhân bị nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc các tình trạng khác, chẳng hạn như xơ gan hoặc ung thư.

Chất dịch ổ bụng được lấy ra bằng cách sử dụng một cây kim dài và nhỏ xuyên qua thành bụng. Chất dịch này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của sự tích tụ chất dịch.

Chọc hút dịch màng bụng: Những điều cần biết
Chọc hút dịch màng bụng để đem đi chẩn đoán tình trạng bệnh

2. Những trường hợp được chỉ định chọc hút dịch màng bụng

 

Thủ thuật chọc hút dịch màng bụng được chỉ định khi:

  • Nghi ngờ bệnh nhân bị viêm phúc mạc hoặc chảy máu ổ bụng
  • Cổ chướng to gây khó thở cho bệnh nhi,từ đó chọc để tháo bớt dịch
  • Tìm nguyên nhân gây tích tụ chất dịch ở trong bụng
  • Để bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng dịch màng bụng
  • Kiểm tra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư gan
  • Nhằm loại bỏ một lượng lớn chất dịch gây đau hoặc khó thở cho bệnh nhân hoặc ảnh hưởng đến việc hoạt động của thận hoặc ruột.
  • Kiểm tra tổn thương sau khi bệnh nhân bị chấn thương bụng.

Không có chống chỉ định tuyệt đối. Cân nhắc giữa lợi ích chọc dịch và các tai biến trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, chảy máu
  • Bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch: loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...
Chọc hút dịch màng bụng: Những điều cần biết
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch cần cân nhắc khi tiến hành chọc hút dịch màng bụng

3. Quy trình thực hiện thủ thuật chọc hút dịch màng bụng

 

Thực hiện thuật thuật chọc hút dịch màng bụng bao gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng viên để hỗ trợ.

Tiến hành:

  • Tư thế bệnh nhân: Yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân co
  • Xác định vị trí chọc kim (thường ở điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối từ rốn tới gai chậu trước bên T)
  • Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 700.
  • Trải khăn lỗ tại vùng chọc
  • Gây tê bằng Lidocain từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ chức dưới da, đến màng bụng thành.
  • Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành bụng. Khi kim vào tới khoang màng bụng sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố định kim sát thành bụng.
  • Hút bằng bơm tiêm 50ml, đảm bảo nguyên tắc hút kín, ở lần hút đầu tiên lấy 30ml cho vào 3 ống nghiệm gửi ngay đến labo để xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi sinh vật. Mỗi lần hút không quá 2000ml. Nếu cần có thể hút lại lần II sau 24-48 giờ.
  • Kết thúc thủ thuật: Rút kim ra, sát khuẩn vùng chọc kim, phủ chỗ chọc bằng gạc vô khuẩn và dùng băng dính ép lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Chọc hút dịch màng bụng: Những điều cần biết
Thực hiện thủ thuật chọc hút dịch màng bụng theo đúng quy trình

4. Một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chọc hút dịch màng bụng

  • Dị ứng thuốc. Cần phải thử phản ứng thuốc tê trước khi làm thủ thuật.
  • Bệnh nhân bị choáng do lo sợ, cơ thể yếu, hoặc do phản xạ phó giao cảm. Tuỳ theo mức độ có thể xử lý bằng cách để bệnh nhân nằm đầu thấp, uống nước chè đường, thở Oxy, Depersolon 30mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng tráng Adrenalin tĩnh mạch, hoặc Dopamin và các can thiệp hồi sức tích cực khác.
  • Bội nhiễm gây mủ màng bụng. Cần thực hiện các bước hết sức vô trùng.
  • Một số tai biến khác như: Chọc nhầm vào các phủ tạng cũng có thể xảy ra.

Các bệnh nhân sẽ cần được theo dõi cẩn thận sau khi chọc hút dịch màng bụng và cần được hướng dẫn để nằm ngửa trên giường trong vài giờ sau khi thực hiện thủ thuật để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Nếu trong trường hợp bệnh nhân bị chảy dịch kéo dài, cần tiếp tục nghỉ ngơi tại giường và dùng băng áp lực ở vùng lấy máu để cầm.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Video có thể bạn quan tâm
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG 00:05
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG
 Bệnh nhân Thái Hoài Hương (19 tuổi, Hà Nội) đã có 1 tuần mất ngủ bởi những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm. Nghĩ bị đau dạ dày, Hương tự...
 3 năm trước
 613 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 706 Lượt xem
Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? 01:18
Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy?
ÁM ẢNH KHI NỘI SOI DẠ DÀY, ĐẠI TRÀNG - PHẢI LÀM SAO? 
 3 năm trước
 553 Lượt xem
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây