1

Chỉ số bpm trong điện tim: Hiểu như thế nào?

Chỉ số bpm trong điện tim là chữ viết tắt của đơn vị đếm nhịp tim “beats per minute”, nghĩa là số nhịp tim trong một phút. Ở những trường hợp có rối loạn nhịp tim, chỉ số bpm là giá trị trung bình, khác với giá trị thực tại từng thời điểm của người bệnh.
 

1. Chỉ số bpm là gì?

 

Chỉ số bpm trong điện tim là chữ viết tắt của đơn vị tính nhịp tim trong tiếng anh “beats per minute”, có nghĩa là số nhịp trên một phút. Điều này tương đương với nếu kết quả ghi là 80 bpm thì nhịp tim của người đó là 80 nhịp/phút. Chỉ số bpm có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện và các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau, tuy nhiên nó không phản ánh tính đều đặn của hoạt động tim. Trong những trường hợp có rối loạn nhịp tim, chỉ số bpm ghi nhận được là giá trị trung bình trong suốt thời gian được khảo sát.

Nhịp tim ở một người bình thường khỏe mạnh thường dao động từ 60 đến 90 nhịp/phút hay 60 – 90 bpm. Khi cơ thể hoạt động thể lực mạnh hoặc hồi hộp, lo lắng, nhịp tim sẽ tăng lên trên 100 bpm, một số trường hợp cá biệt có thể đạt ngưỡng 150 – 200 bpm. Ngoài ra, chỉ số bpm khi nghỉ ngơi còn chịu sự ảnh hưởng bởi việc sử dụng các chất kích thích và một số loại thuốc. Khi chỉ số bpm trên điện tim tăng cao nghĩa là tim đang hoạt động gắng sức và vượt ngưỡng bình thường. Nhịp tim tăng quá cao không phải là một dấu hiệu có lợi, bởi vì khi đó thời gian đổ đầy tâm trương bị rút ngắn dẫn đến hậu quả tâm thất của tim không nhận đủ máu và không đảm bảo việc bơm máu đến các hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nếu chỉ số bpm trong điện tim cao liên tục và kéo dài, gánh nặng mà tim phải chịu là khá lớn, nguy cơ mắc phải suy tim sẽ tăng lên.

Chỉ số bpm trong điện tim: Hiểu như thế nào?
Người bệnh có chỉ số bpm cao và kéo dài tiềm ẩn nguy cơ bị suy tim

 

Chỉ số bpm khi nghỉ ngơi được xem như là một trong những tiêu chí phản ánh tình trạng sức khỏe tổng quát một cách trung thực. Chỉ số bpm khi nghỉ ngơi cần được đánh giá phối hợp cùng một một vài các thông số sức khỏe khác như huyết áp, bilan lipid máu. Những người có chỉ số bpm khi nghỉ ngơi cao thường có tình trạng thể chất ở mức trung bình kém và dễ đi kèm với giá trị huyết áp ở mức cao. Ngược lại, ở các vận động viên chuyên nghiệp và những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, chỉ số bpm khi nghỉ ngơi sẽ đều đặn và ở ngưỡng giá trị thấp. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người có chỉ số bpm cao có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.

Chỉ số bpm nên được kiểm tra thường xuyên tại các thời điểm khác nhau trong cùng một ngày và nhiều lần một tuần. Đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nếu phát hiện các bất thường trong chỉ số bpm là việc làm cần thiết. Thay đổi chế độ ăn tập trung nhiều rau xanh kết hợp với luyện tập thể lực đều đặn là phương pháp có hiệu quả để duy trì chỉ số bpm ở mức bình thường. Cường độ tập luyện không nên quá sức và phù hợp với lứa tuổi.

Chỉ số bpm trong điện tim: Hiểu như thế nào?
Thay đổi chế độ ăn và rèn luyện để duy trì chỉ số bpm ở mức phù hợp

2. Sự nhầm lẫn giữa bpm và huyết áp

 

Chỉ số huyết áp và chỉ số bpm là hai đại lượng khác nhau phản ánh tình trạng huyết động nói riêng và sức khỏe tổng quát của con người nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm.

Huyết áp (tên tiếng anh là blood pressure) là thông số biểu thị áp lực máu tác động lên thành mạch trong một chu chuyển tim. Một giá trị huyết áp bình thường được cấu thành từ hai chỉ số, huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương với đơn vị đo là mmHg. Trong khi huyết áp tâm thu là giá trị phản ánh áp lực tại các buồng tim khi bơm máu vào đại tuần hoàn, huyết áp tâm trương phản ánh áp lực trong kỳ tâm trương hay áp lực tại hệ mạch máu. Nếu kết quả huyết áp ghi nhận được là 110/70 mmHg, huyết áp tâm thu sẽ là chỉ số lớn hơn hay 110mmHg và huyết áp tâm trương sẽ là chỉ số nhỏ hơn hay 70 mmHg, đây là trị số huyết áp bình thường. Người đến khám sức khỏe cần được cung cấp và ghi nhớ cả hai giá trị huyết áp này. Giá trị huyết áp bình thường của một người khỏe mạnh ở mức 120/80 mmHg. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg, người bệnh được kết luận mắc bệnh tăng huyết áp.

Như đã đề cập ở trên, chỉ số bpm (tên tiếng anh là beats per minute) trên điện tim là nhịp tim trung bình tính trong mỗi phút. Khác với huyết áp, chỉ số bpm chỉ có một giá trị tại mỗi lần đo. Nếu có rối loạn nhịp tim, chỉ số bpm là giá trị trung bình trong suốt khoảng thời gian được khảo sát. Tần số tim bình thường ở người khỏe mạnh dao động ở mức 60 – 90 bpm.

Chỉ số bpm trong điện tim: Hiểu như thế nào?
Tần số tim trung bình dao động ở mức 60-90bpm

 

Chỉ số bpm thường được ghi nhận đồng thời với chỉ số huyết áp trong những lần khám sức khỏe. Đây là hai chỉ số độc lập và có ý nghĩa nhất định, vì thế không thể lấy chỉ số bpm thay thế cho chỉ số huyết áp và ngược lại, đặc biệt ở những người có rối loạn nhịp hoặc chỉ số huyết áp bất thường. Khi huyết áp giảm thấp, nhịp tim có thể bình thường hoặc chậm. Những người bị rối loạn nhịp tim vẫn có thể có giá trị huyết áp bình thường. Hai chỉ số này không tỷ lệ thuận với nhau và cũng không thể thay thế cho nhau. Nếu chỉ số bpm và/hoặc chỉ số huyết áp không nằm trong giới hạn bình thường, người bệnh cần đến khám để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Điện tim ECG

Phương pháp điện tâm đồ giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây