1

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim

Cơ thể của bạn phụ thuộc vào hoạt động bơm máu của tim để cung cấp oxy cho máu và chất dinh dưỡng đến các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào được nuôi dưỡng đúng cách, cơ thể sẽ hoạt động bình thường. Khi bị suy tim, tim bị suy yếu và không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào. Điều này dẫn đến mệt mỏi và khó thở. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang vác hàng cũng có thể trở nên rất khó khăn.

 

1. Suy tim là gì?

 

Suy tim là tình trạng cơ tim không còn đủ sức co bóp tống máu để đảm bảo nhu cầu oxy ngoại biên của cơ thể nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.

2. Thực đơn cho người suy tim

 

Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người suy tim là giảm muối và nước. Số lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml. Hạn chế muối để giảm phù, giảm số lượng huyết lưu thông, tăng bài tiết các chất thải. Lượng muối tối đa là 0.2 - 0.5 g/ngày, ăn nhạt hoàn toàn nếu suy tim quá nặng.

  • Năng lượng: Dưới 1500Kcal/ngày.
  • Protein: 0.8g/kg mỗi ngày. Protein làm tăng chuyển hóa cơ bản, làm tăng lưu lượng máu và làm mệt cơ tim. Nên dùng protein từ sữa, cá.
  • Gluxit: Dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật).
  • Chất béo: Không cho thêm vào khi chế biến thức ăn.
  • Rau quả: Nên dùng nhiều.

Tránh dùng các thức ăn sinh hơi và các loại thức ăn lên men như trứng, đậu vì chúng sẽ đẩy cơ hoành lên, làm ảnh hưởng đến tim.
Hạn chế các thức ăn ức chế thần kinh như chè, cà phê, rượu, các loại gia vị.
Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối như dưa muối, cà pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, pate, xúc xích, lạp xưởng.
Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai sẽ thỏa mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali cùng nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp chuyển hóa tốt, ít năng lượng để bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim
Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người suy tim là giảm muối và nước.

2.1. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 1 - 2

 

  • Dùng chế độ ăn nhạt vừa: 2 - 3g muối/ngày.
  • Năng lượng: 1.400-1.500 Kcal.
  • Protein: 0.8 g/kg.
  • Nước: Uống ít.

2.2. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3

 

  • Lượng muối: 1 - 2g.
  • Protein: 40g.
  • Năng lượng: 1.200 - 1.300 Kcal.

2.3. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4

Dùng chế độ Karen, gồm có: Sữa, nước hoa quả, glucose trong những ngày đầu (2 - 3 ngày đầu). Sau đó, thêm ngũ cốc, trứng và thịt.

  • Những ngày đầu: Năng lượng 700 Kcal, protein 17g, tổng số nước cả ăn và uống là 900ml (bao gồm cả nước và sữa).
  • Những ngày sau: Ăn thêm cháo trứng, năng lượng 1.000 Kcal, protein 30g, tổng lượng nước 1.300 ml.

Thực đơn mẫu trong 2 - 3 ngày đầu:

6 giờ: Sữa hỗn hợp 100ml (sữa đậu nành 50ml, sữa bò 50ml, đường 10g ).
9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.
12 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.
15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.
18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.
21 giờ: Glucoza 20% 100 ml.

Thực đơn mẫu cho những ngày sau:

6 giờ: Sữa hỗn hợp 100ml (sữa đậu nành 50ml, sữa bò 50ml, đường 10g).
9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.
12 giờ: Sữa hỗn hợp 100ml, cháo trứng 200ml (gạo tẻ 20g, trứng gà 1 quả).
15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.
18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml, cháo đường 200 ml (gạo 20g, đường 30g).
21 giờ: Glucoza 20%: 100 ml.

Ngoài tuân thủ các nguyên tắc trên, cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ.
  • Không nên ăn các loại rau gây chướng bụng, đầy hơi, thức ăn lên men như: Cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối,...
  • Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30 - 40 phút.
  • Nếu bệnh nhân phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.
  • Đối với bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông, nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm như: Cải xoăn, trà xanh, măng tây, bơ, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, mù tạc, gan, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây, và rau diếp,...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 2 năm trước
 623 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây