1

Chế độ ăn trong bệnh thận - bệnh viện 103

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân thận không thể áp dụng cùng một chế độ mà phải tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh lý của thận  như: Viêm cầu thận cấp, suy thận mạn, hội chứng thận hư…

I. Chế độ ăn trong bệnh viêm cầu thận cấp.

1. Đại cương.

Quan điểm hiện nay, viêm cầu thận cấp (acute renal failure) đơn thuần: không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là hội chứng viêm cầu thận do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ có liên cầu, tụ cầu mà còn do virus, ký sinh trùng sốt rét, các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch, hội chứng ure máu, tan máu…). Biểu hiện lâm sàng giống nhau.

 Viêm cầu thận ác tính: gọi là viêm cầu thận phát triển nhanh. Bệnh tiến triển nhanh. Tử vong do suy thận.

Cơ chế bệnh sinh: cơ chế miễn dịch phức hợp, là một phản ứng kháng nguyên – kháng thể xảy ra sau một nhiễm khuẩn không phải ở thận mà ở một nơi khác trong cơ thể. Phức hợp miễn dịch sẽ lắng đọng ở cầu thận gây viêm cầu thận cấp. Có hiện tượng giảm bổ thể điển hình trong huyết thanh và lắng đọng globulin kháng thể  cùng các thành phần của bổ thể trên màng đáy mao quản cầu thận, 80% trường hợp tăng hiệu giá kháng thể ASLO chứng tỏ đa số là do nhiễm liên cầu.

Bệnh viêm cầu thận điển hình: bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm liên cầu tan huyết b nhóm A, týp 12, 19, 25… Bệnh thường gặp ở trẻ em (lứa tuổi mẫu giáo và học sinh) và có những biểu hiện đặc trưng như sau:

Đã bị một đợt viêm họng, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm nhiễm ngoài da từ 1 – 2 tuần trước sau đó xuất hiện:

  • Phù: ở mặt, phù nhẹ hai chi dưới, cũng có thể phù toàn thân.
  • Thiểu niệu < 500 ml / ngày.
  • Tăng huyết áp nhẹ hoặc vừa, có thể tăng huyết áp nặng.
  • Protein niệu (< 3 g / 24 giờ).
  • Đái máu, nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu ít hoặc không có.
  • Có trường hợp suy thận. Mức lọc cầu thận giảm; ure, creatinin máu tăng.
  • Siêu âm: hai thận không teo nhỏ. Có trường hợp thận to hơn bình thường. Chụp Xquang thận: không có sỏi tiết niệu.

Chế độ ăn điều trị nhằm mục đích:

  • Chống phù và tăng huyết áp.
  • Hạn chế ure máu tăng.
  • Hạn chế kali máu tăng khi có thiểu niệu.
  • Đề phòng suy dinh dưỡng, nhất là trẻ em.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn :

Ăn nhạt: hạn chế muối, mì chính. Lượng muối và mì chính khoảng 2 – 4 g/ ngày.

Hạn chế nước: nước uống bằng lượng nước tiểu hàng ngày và cộng thêm lượng nước mất không cảm nhận được (qua da, hơi thở,  phân).

  • Lượng nước cho người lớn = lượng nước tiểu / 24 h +  (500  – 700 ml)
  • Lượng nước cho trẻ em = lượng nước tiểu / 24 h + 200 ml.

Năng lượng: năng lượng khẩu phần cung cấp cho người lớn khoảng 30 – 35 kcal / kg / ngày.

Năng lượng khẩu phần cung cấp cho trẻ em khoảng 70 – 80 kcal / kg / ngày.

Protein: lượng protein cung cấp từ 0,6 – 0,8g / kg / ngày (nếu ure máu tăng). Đạm thực vật (gạo, mỳ, đậu đỗ…) nên ăn ít; nên chọn đạm có giá trị sinh học cao để hạn chế tăng ure máu. Nếu ure máu không tăng thì cho 1g / kg / ngày.

Lipid và glucid: cho ăn tăng hơn bình thường để bù đủ năng lượng cho khẩu phần. Lipid chiếm 20 – 25% tổng năng lượng.

Chất khoáng và vitamin: cho ăn đủ theo nhu cầu. Kali máu có thể tăng do thiểu niệu nhưng nếu dùng lợi tiểu lasix thì cần đề phòng hạ kali máu. Kali < 200mg/ngày.

Lưu ý: Ở trẻ em nếu không có ure máu cao thì ngoài ăn nhạt và hạn chế nước, các chất dinh dưỡng vẫn cho ăn gần như bình thường để đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.

3. Thực đơn:

Ví dụ: thực đơn cho một cháu 4 tuổi, cân nặng 13,5 kg.

Chẩn đoán: viêm cầu thận cấp (có urê máu tăng).

Nhu cầu cả ngày:

  • Protein (1 g / ngày): 13,5 ´ 1 = 13,5 g.
  • Protein động vật ( PĐV ) / Protein tổng số ( PTS )  > 50%
  • Năng lượng: 13,5 ´ 70 = 945 kcal

II. Chế độ ăn trong suy thận mạn.

1. Đại cương.

Suy thận mạn (chronic renal failure) là hậu quả của các bệnh thận mạn tính gây giảm sút từ từ số lượng nephron, làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/ phút) thì được coi là suy thận mạn. Suy thận mạn gây rối loạn chuyển hoá và giảm đào thải nitơ như ure, acid uric, creatinin…

Cơ chế bệnh sinh:

  • Chức năng của thận chỉ được đảm bảo bởi các nephron còn nguyên vẹn.
  • Dù tổn thương khởi phát ở: cầu thận, hệ mạch thận hoặc tổ chức ống kẽ thận… thì các nephron bị tổn thương nặng cũng sẽ bị loại trừ khỏi vai trò chức năng sinh lý.
  • Khi số lượng nephron bị tổn thương quá nhiều, số còn lại không đủ duy trì sự hằng định của nội môi sẽ dẫn đến những biến loạn về nước, điện giải, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh và cuối cùng là hội chứng urê máu cao.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị:

Chế độ ăn điều trị suy thận mạn là chế độ ăn nhằm hạn chế tăng ure máu và làm chậm quá trình suy thận mạn tính. Chế độ ăn này tuỳ theo từng giai đoạn của suy thận mạn tính và tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân có lọc hay không lọc máu, dựa trên các nguyên tắc sau:

Potein:

Không lọc máu:

  • Phải giảm protein trong khẩu phần, dùng protein có giá trị sinh học cao để hạn chế  tăng urê máu, chủ yếu là dùng nguồn protein động vật như protein của trứng, sữa, thịt, cá… Các nguồn protein thực vật như protein của gạo, ngô, đậu đỗ… phải hạn chế.
  • Lượng protein phụ thuộc vào mức độ suy thận.
  • Hoặc có thể tính lượng protein được ăn trong ngày như sau cho các mức độ suy thận như sau:
  • Protein/ ngày  = protein niệu / 24 h ´ 3.

Có lọc máu:

  • Chạy thận nhân tạo : 1 – 1,2 g / kg / ngày
  • Thẩm phân phúc mạc: 1,2 – 1, 4g/ kg / ngày

Năng lượng:

  • Cần cho ăn đủ nhu cầu năng lượng để tránh giáng hoá protein và có thể hạn chế ure máu tăng. Trung bình năng lượng ở mức 30 – 35 kcal/ kg/ ngày.
  • Chất bột: nên sử dụng các chất bột ít chất đạm như bột sắn, mì miến, khoai củ (bột sắn dong, bột sắn dây, miến dong …).
  • Ăn ít gạo, mì, ngô … vì có nhiều đạm thực vật.

Lipid:

Nên chiếm từ 20 – 25% năng lượng khẩu phần. Trong đó 1/3 acid béo không no một nối đôi và 1/3 acid béo không no nhiều nôí đôi. Một số tác giả cho rằng acid béo không no, nhiều nối đôi có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của suy thận mạn tính.

Vitamin và chất khoáng:

Chế độ ăn đầy đủ các vitamin và chất khoáng. Nên chọn các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B6… để chống thiếu máu cho bệnh nhân; giàu các vitamin nhóm B để chuyển hoá năng lượng của khẩu phần.

Có thể dùng các loại rau, quả nhưng nên giảm những loại rau có hàm lượng đạm cao.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan:

  • Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim. Trung bình 2 – 4 g muối / ngày.
  • Chọn những thực phẩm có tính kiềm, thực phẩm nào chứa nhiều Ca sẽ có tính kiềm, ngược lại nếu chứa nhiều P sẽ có tính acid.
  • Lượng nước hàng ngày = lượng nước tiểu/ 24giờ + ( 500 – 700 ml ) ở người lớn.
  • Lượng nước hàng ngày = lượng nước tiểu/ 24 giờ + 200 ml ở trẻ em.

3. Thực đơn:

Thức ăn nên dùng:

  • Khoai củ và các sản phẩm chế biến, khoai lang, khoai sọ, sắn, củ từ, miến dong.
  • Đường, mật, mía…
  • Dầu thực vật, bơ.
  • Sữa, trứng, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá tôm …
  • Quả ngọt
  • Rau xanh có ít đạm: bầu bí, mướp, cà chua, dọc mùng, su su.

Thức ăn không nên dùng:

  • Những thức ăn giàu protein: sậu đỗ, các loại ngũ cốc như gạo, ngô, mỳ…
  • Các thức ăn chua: sữa chua, rau quả chua.
  • Thức ăn chế biến chứa nhiều muối: Cà muối, dưa muối, cá thịt kho mặn.
  • Các loại chất kích thích: gia vị, rượu, bia, chè, cà phê.
  • Rau xanh có nhiều đạm: rau đậu, rau ngót. giá đỗ.

4. Một số chế độ ăn cụ thể:

Dùng cho suy thận mạn (không lọc máu):

Ví dụ thực đơn cho bệnh nhân suy thận độ IIIb, nặng 50kg, không lọc máu:

  • Năng lượng 1700 – 1800 kcal
  • Protein: từ 27 – 30 g
  • Protein động vật / Protein tổng số  > 50%.

7 giờ.

  • Miến xào :
  • Miến dong: 100g
  • Thịt nạc    : 50g
  • Mì chính   :   2g
  • Dầu          : 20g
  • Hành hoa  : 10g

9  giờ: Quả tươi

  • Hồng xiêm: 200g
  • 11 giờ. Cơm + Hồng xiêm 200g:
  • Gạo tẻ: 100g
  • Rau cải xào: 200g
  • Mì chính: 2g
  • Trứng gà: 50g
  • Dầu:         20g

14 giờ. Sữa 200 ml:

  • Sữa hộp: 30g
  • Dầu ăn: 20g

17 giờ. Chè bột đao  200 ml:

  • Bột đao: 20g
  • Đường: 30g

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:

  • Protein: 28,8g (PĐV/ PTS =59,5%).
  • Năng lượng: 1744 kcal.

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:

  • Protein: 64,3g (PĐV/ PTS =69,1%).
  • Năng lượng: 1800 kcal.

Lưu ý: thực đơn cho bệnh nhân suy thận có lọc máu thì cho ăn gần như bình thường nhưng tăng protein động vật và giảm  muối, mì chính.

III. Chế độ ăn cho bệnh nhân có hội chứng thận hư tiên phát.

1. Đại cương.

  • Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng gồm: phù, protein niệu cao, giảm protein và tăng lipid máu.
  • Nhiều bệnh lý có thể gây ra hội chứng thận hư, nhưng ở trẻ em phần lớn là tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt.
  • Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em chủ yếu gặp ở trẻ em nam và lứa tuổi học đường.

Hội chứng thận hư tiên phát là một hội chứng lâm sàng bệnh học được đặc trưng bởi:

Hội chứhg thận hư không có nguyên nhân rõ ràng.

Với các hình thái bệnh lý tổn thương cầu thận là:

  • Tổn thương tối thiểu.
  • Xơ cầu thận ổ/ cục bộ.
  • Tăng sinh gian mạch lan toả.
  • Viêm cầu thận màng hoặc màng tăng sinh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Hội chứng thận hư tiên phát được xác định khi có:

– Phù, có thể có cổ trướng, tràn dịch màng phổi.

– Protein niệu cao, trên 3,5 g / 24 h ở người lớn,  ở trẻ em.

– Protein máu giảm nặng, albumin máu dưới 30 g/l.

– Rối loạn lipoprotein, tăng mỡ máu.

  • Cholesterol máu trên 6,5 mmol/l.
  • Lipid toàn phần > 9 g/l.
  • Triglycerid > 1,7 mmol/l.

– Có trụ mỡ, trong nước tiểu.

–  Không có bệnh hệ thống.

Cơ chế bệnh sinh:

Bình thường màng đáy cuộn mạch cầu thận như một màng lọc không cho các phân tử lớn như protein đi qua. Trong hội chứng thận hư tiên phát, protein đặc biệt là albumin qua được là do biến đổi cấu trúc của màng lọc, mở rộng lỗ lọc, quan trọng hơn là do mất điện tích âm ở màng đáy cuộn mạch cầu thận.

  • Protein niệu càng tăng dẫn đến protein máu càng giảm. Protein niệu ra có chọn lọc, albumin máu ra nhiều hơn (80%) dẫn đến giảm áp lực keo huyết tương.
  • Nước thoát ra ngoài lòng mạch dẫn đến phù và giảm thể tích tuần hoàn.
  • Ngoài ra, có rối loạn chuyển hoá lipoprotein và có tăng tổng hợp lipoprotein ở gan do giảm albumin máu.
  • Tăng apolipoprotein B100 dẫn đến tăng protein vận chuyển cholesterol.
  • Giảm giáng hoá lipid và hoạt tính men lipoprotein lypase và lecithin cholesterol acyl tranferase giảm do mất qua nước tiểu.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị:

Tăng protein:

Lượng protein hàng ngày cần cung cấp được tính bằng lượng: protein theo nhu cầu bình thường + protein mất qua nước tiểu 24h.

  • Ở người lớn: 1 g/ kg/ ngày + lượng protein mất qua nước tiểu 24h.
  • Ở trẻ em: 2 g/ kg/ ngày + lượng protein mất qua nước tiểu 24h.

Nên sử dụng nguồn protein động vật ³ 50% lượng protein tổng số (ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa…).

Năng lượng:

  • Nên cho bệnh nhân ăn đủ nhu cầu năng lượng để hạn chế giáng hoá protein của cơ thể cho năng lượng.
  • Trung bình:   35 – 45 kcal / kg cân nặng (ở người lớn).
  • 80 – 90 kcal / kg cân nặng (ở trẻ em).

Chất béo:

  • Ở người lớn nên hạn chế (25 – 30 g/ ngày).
  • Ở trẻ em không nên hạn chế vì chất béo cần cho sự phát triển của trẻ.
  • Rối loạn chuyển hoá lipoprotein máu, tăng cholesterol máu cũng gây xơ hoá cầu thận và suy thận nhanh. Chế độ ăn nên giảm những thực phẩm nhiều cholesterol và nhiều chất béo động vật. Nên dùng dầu thực vật.

 Nước:

  • Lượng nước ăn và uống = lượng nước tiểu / 24 h + (500 – 700 ml) đối với người lớn.
  • Lượng nước ăn và uống = lượng nước tiểu / 24 h + 200  ml đối với trẻ em.

Vitamin và chất khoáng:

  • Giảm muối và mì chính nhưng không nên hạn chế chặt chẽ như trong viêm cầu thận.
  • Cho ăn khẩu phần có đầy đủ vitamin và chất khoáng, nên ăn nhiều rau quả…

Nguồn: bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị được của bệnh thiếu máu ở những người mắc bệnh thận mạn.

Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cà phê có tác động như thế nào đến bệnh gút?
Cà phê có tác động như thế nào đến bệnh gút?

Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều cho thấy cà phê góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Cà phê chứa nhiều hợp chất có lợi, gồm có các khoáng chất, polyphenol và caffeine.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây