Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ngoài thận chu kỳ - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Khi thận bị suy, các chức năng này bị mất nên bệnh nhân phải được điều trị bằng các biện pháp thay thế thận như lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng để loại bỏ các độc chất và lượng nước dư thừa trong máu.
Để giúp làm giảm tần suất và tăng hiệu quả của các biện pháp thay thế thận (lọc máu chu kỳ) cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm ở người suy thận giai đoạn cuối, người bệnh cần có một chế độ ăn uống đặc biệt.
- Giảm khối lượng cơ thể
- Giảm sức lực/hiệu suất sản xuất
- Giảm chức năng miễn dịch
- Giảm khả năng lành vết thương
- Thường xuyên nhập viện
- Giảm chất lượng cuộc sống
- Gia tăng nguy cơ: viêm gan mạn tính, nhiễm trùng, đái tháo đường, ung thư, bệnh tim mạch.
Chế độ sinh hoạt với những người có bệnh thận
- Tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi đầy đủ
- Chú ý phòng bệnh tốt: Có trường hợp từ bệnh viêm họng mà phát triển thành viêm cầu thận cấp. Sớm tiến hành các biện pháp phòng ngừa như súc miệng hay rửa tay đúng cách.
Dinh dưỡng cho người bệnh suy thận
- Đảm bảo đủ năng lượng: 30Kcal/kg/ngày
- Đạm: 12% (1g đạm cho 4kcalo)
- Đường, bột: 55 – 60% (1 g cho 4Kcal)
- Chất béo: 20 – 30% (1g cho 9 Kcal)
- Hạn chế ăn muối: Sử dụng nhiều muối sẽ làm tăng trọng lượng giữa 2 kỳ lọc máu, tăng huyết áp. Gây phù nề và khó thở. Vì vậy, những người tăng huyết áp hay bị phù cần đặc biệt hạn chế muối. Thậm chí phải ăn nhạt hoàn toàn. Nếu sử dụng thì chỉ dùng khoảng 2gam/ngày và nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ.
- Không nên ăn thực phẩm giàu natri: Dưa cải chua, kim chi, thịt kho, cá khô, mắm cá, hột vịt muối, khoai tây chiên, bột ngọt, gia vị có nhiều Natri.
- Hạn chế thực phẩm giàu phospho: Đối với những người suy thận cần hạn chế thực phẩm giàu phospho. Hàng ngày chỉ nên dùng lượng vừa đủ từ 4 – 12mg/ngày. Nếu dùng nhiều phospho sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp, làm huy động canxi vào máu gây ngứa, đau nhức xương, gãy xương, khớp, mô quanh khớp, cơ tim, mắt, phổi… Những thực phẩm có chứa nhiều phosphor như: Sữa, cacao, phomai, phomat, Cua, sò, lòng đỏ trứng, thịt rừng. Các loại trái cây khô, tôm khô, thịt bò khô, nội tạng, gan, óc…
- Cần bổ sung thêm canxi nhưng ở lượng vừa phải: Mỗi ngày nên sử dụng canxi từ 1,4 – 1,6gam/ngày do thực phẩm chứa nhiều canxi thường chứa nhiều phospho nên cũng cần hạn chế. Ngoài ra, nên bổ sung dưới dạng thuốc uống.
- Hạn chế kali: Các loại rau: dền, rau muống, mồng tơi, bắp cải, nấm rơm, củ cải trắng, đậu cô ve, su hào có chứa nhiều kali vì vậy bệnh nhân lọc thận cũng nên hạn chế sử dụng. Các loại trái cây có chứa nhiều kali: cam, nho, chuối, bưởi, dâu dừa, nhãn, cam, chanh, mít, lựu, sầu riêng, kiwi. Các loại hạt khô: đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, chocolate, café chứa nhiều kali hơn chuối 10 lần.
- Những thực phẩm có chứa ít kali cần bổ sung: Táo, lê, dứa, vú sữa, quýt, dưa hấu, xoài chín… Nên ăn các loại rau ít kali: bí đao, bí đỏ, bầu, su su, mướp….
- Bổ sung các vitamin: Vitamin B1, B6, B12, E, Acid folic, sắt, kẽm
- Nước uống: Những người lọc thận cần uống khoảng 800ml/ngày. Không uống theo mức độ khát. Nếu thấy xuất hiện phù cần giảm đi.
- Đạm: 1,2 g/kg/ngày. Tùy theo trọng lượng cơ thể mà bổ sung lượng đạm cho phù hợp. Ví dụ, những người nặng 50 kg thì lượng đạm là 60gam/ngày (có trong 300g thịt bò tươi hoặc thịt heo tươi). Thực phẩm giàu đạm: trứng, cá, thịt bò, thịt heo nạc, tôm, các sản phẩm từ sữa
Người bệnh sẽ được bổ sung dinh dưỡng thông qua đường tĩnh mạch, bao gồm:
- Bệnh nhân lọc máu chu kỳ: rối loạn hấp thu qua đường tiêu hóa
- Nhiều bệnh lý đi kèm, tình trạng dinh dưỡng không cải thiện bằng đường miệng
- Bệnh nhân suy thận mạn: sụt giảm acid amin thiết yếu và không thiết yếu
- Các loại đạm: đạm thận (Kidmin, nephrosteril…), đạm mỡ, albumin (Albumin máu thấp).
- Với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ đạm, năng lượng, vitamin. Cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phospho.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết TW
Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.
Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.
Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.
Suy thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đa u tủy. Phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận. Có nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị tổn thương thận do ung thư gây ra.
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.