Chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ mang thai lớn tuổi có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ mang thai lớn tuổi (AMA) có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh:
- Làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ cần chăm sóc đặc biệt khi sinh.
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên báo cáo mối liện hệ giữa chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ mang thai lớn tuổi khỏe mạnh, không có biến chứng khi mang thai và kết quả chu sinh.
Các phát hiện cho thấy cải thiện chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ lớn tuổi sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và yêu cầu chăm sóc đặc biệt đối với trẻ khi sinh.
Tổng cộng có 446 phụ nữ mang đơn thai và không có biến chứng thai kỳ. Tuổi trung bình của mẫu dân số là 30,0 tuổi, trong đó có 20,4% phụ nữ mang thai lớn tuổi (≥35 tuổi). Tất cả những người tham gia được đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) trong khoảng thời gian từ 26-28 tuần và được thu thập dữ liệu về kết quả chu sinh.
Kết quả ban đầu cho thấy không có mối liên quan đáng kể nào giữa chất lượng giấc ngủ trước khi sinh của mẹ và kết quả chu sinh. Tuy nhiên, có xuất hiện mối liên hệ giữa phụ nữ mang thai lớn tuổi, chất lượng giấc ngủ và sức khỏe trẻ sơ sinh (p = 0,021), cân nặng khi sinh (p = 0,026), chiều dài sinh (p = 0,040).
Phân tích cho thấy phụ nữ lớn tuổi có chất lượng giấc ngủ kém (điểm PSQI> 5) sinh ra trẻ sơ sinh có chiều dài ngắn hơn và có nguy cơ cao hơn cần được chăm sóc sơ sinh đặc biệt khi sinh so với phụ nữ mang thai lớn tuổi có chất lượng giấc ngủ tốt (Điểm PSQI ≤5).
Cân nặng của trẻ sơ sinh bị giảm khi có mẹ mang thai lớn tuổi có chất lượng giấc ngủ kém, mặc dù nó không đạt được ý nghĩa thống kê (p = 0,072). Chất lượng giấc ngủ trước sinh ở phụ nữ dưới 35 tuổi không liên quan đến bất kỳ kết quả chu sinh nào được nghiên cứu.
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ
Viên tránh thai kết hợp có ảnh hưởng đến sinh sản?
Vợ chồng em đã có một bé trai 5 tuổi. Em đang sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp. Nhưng từ khi uống thuốc thì lượng kinh hàng tháng của em ít hẳn và chỉ 2 ngày là hết. Liệu thuốc này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này không ạ?
- 1 trả lời
- 466 lượt xem
Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 903 lượt xem
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1439 lượt xem
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1237 lượt xem
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 791 lượt xem
Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.
Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.