1

Chẩn đoán và điều trị đau xơ cơ - bệnh viện 103

1. Đặt vấn đề

Đau xơ cơ (ĐXC) gọi theo thuật ngữ quốc tế là Fibromyalgia. Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1976 và tên bệnh được ghép lại từ các gốc từ như sau: theo tiếng Latin “fibro-” nghĩa là xơ, theo tiếng Hy lạp “myo-” nghĩa là cơ và “algos-” là đau.

Tựu chung lại ĐXC được gọi để ám chỉ biểu hiện đau cơ, dây chằng, gân, tổ chức liên kết và rất nhạy cảm với áp lực nhưng không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp. Đây là một bệnh lý nội khoa đặc trưng bởi đau và dị cảm đau (allodynia) tiến triển mạn tính và phân bố lan rộng trên cơ thể.

Bảng lâm sàng của ĐXC không chỉ là đau mà còn thường có thêm các triệu chứng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cứng khớp, khó nuốt, rối loạn cơ vòng, rối loạn nhận thức, cảm giác tê, kim châm và một số triệu chứng tâm thần như trầm cảm, lo sợ và các rối loạn liên quan stress, chính vì vậy trong thực tế người ta hay gọi là “Hội chứng đau xơ cơ”.

Bác sỹ Muhammad B. Yunus là người công bố những nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về bệnh này vào năm 1981. Năm 1987, Bệnh được Trường đại học Thấp Khớp Mỹ (Armerican College of Rheumatology – ACR) công nhận là một chứng bệnh và có thể gây tàn phế đồng thời tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh cũng được ACR đưa ra vào năm 1990.

Hầu hết các bệnh nhân ĐXC đều có biểu hiện đau toàn thân với tính chất đau căng cơ như sau khi làm việc nặng, có thể có cảm giác đau xoắn vặn, đau bỏng rát ở các cơ. ĐXC gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 50 đến 60, nữ mắc nhiều hơn nam. Nhiều thống kê cho thấy, ĐXC gặp ở khoảng 2% dân số.

Ở Mỹ, hàng năm có tới 3-6 triệu ngưòi mắc chứng bệnh này.  Đặc biệt bệnh hay gặp ở những bệnh nhân đã bị mắc các bệnh khớp mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp…. ĐXC tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng mức độ nặng nề của bệnh, sự tiến triển tăng dần và bền vững theo thời gian gây ảnh hưởng nhiều và sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, khả năng sinh hoạt và hoạt động xã hội của bệnh nhân.

Không có liệu pháp điều trị đặc hiệu cho đau xơ cơ, chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh. Theo khuyến cáo điều trị của Hội Thấp Khớp Học châu Âu  tháng 9/2001 (The European League Against Rheumatism-EULAR), bệnh được điều trị bằng các biện pháp: giảm đau, giãn cơ, phong bế tại chỗ, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế chọn lọc serotonin, thuốc kháng dopamine,thuốc kích thích thần kinh trung ương…

Ở Việt Nam ĐXC đã được đề cập tới trong một vài hội thảo chuyên ngành, tuy nhiên mặt bệnh này vẫn còn xa lạ với các nhà chuyên môn, và nhất là đối với các bệnh nhân.

Là những người làm công tác điều trị, nắm bắt được thông tin về ĐXC, riêng trong tháng 4 năm 2011 đã trực tiếp chẩn đoán và điều trị thành công căn bệnh này cho 03 bệnh nhân tại Khoa Nội Thần kinh Bệnh viên 103, nay xin thông báo tới quý đồng nghiệp và độc giả một trường hợp điển hình đã được điều trị thành công.

2. Đối tượng nghiên cứu

2.1.Giới thiệu đối tượng

Họ và tên bệnh nhân: Nguyễn Mạnh L. 21 tuổi, quê ở  Hải Dương.

Đặc điểm nhân cách: có nghị lực, có niềm tin và hoài bão, có trí tuệ và trình độ, quyết tâm chữa bệnh cao. Gia đình rất đồng cảm, thương con và quyết tâm, kiên trì để chữa bệnh cho con.

Các mốc bệnh lý: bệnh khởi phát năm 14 tuổi, tiến triển nặng lên rõ rệt và diễn biến xấu đi rất trầm trọng vào năm 18 tuổi, khi học thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Bệnh nhân vào đại học năm 2010, ngay trong năm học thứ nhất (2010-2011) đau tăng trầm trọng không chịu nổi nên đã xin nghỉ học để đi chữa bệnh. Tháng 3 năm 2011, bệnh nhân được giới thiệu tới Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện 103- HVQY điều trị nội trú, sau đó được điều trị củng cố ngoại trú và bệnh khỏi vào tháng 5 năm 2011.

2.2.Bệnh sử

Xin tóm tắt lại những ý chính trong các trang tự khai của bệnh nhân như sau:

Biểu hiện đầu tiên của bệnh (năm bệnh nhân 14 tuổi) là mệt mỏi, mệt thường xuyên liên tục, giấc ngủ chập chờn và không sâu, đặc biệt là cảm giác đau toàn bộ cơ thể. Đau lan toả, không có giới hạn, không khu trú rõ ràng. Lúc nào người cũng uể oải không muốn làm việc. Bệnh nhân đã đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm thường quy luôn trong giới hạn bình thường, không tương xứng với tình trạng bệnh lý. Về điều trị, các bác sỹ cho dùng các thuốc giảm đau, các vitamin. Bệnh không đỡ gia đình lại đưa bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế khác, hành trình chữa bệnh cứ như vậy, liên tục…và bệnh nhân vẫn cứ cố gắng đi tìm kiếm cho mình một lời giải thích thỏa đáng, kể cả tự “lang thang” trên mạng internet.

Tuy vậy bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngược lại ngày một tăng hơn. Bệnh tiến triến liên tục cho tới khi bệnh nhân phải tập trung học hành thi cử cuối cấp 3 thì mọi việc trở nên xấu đi rất nhiều. Khi đó bệnh nhân luôn có cảm giác đau toàn thân, đau dữ dội và đau sâu trong cơ bắp, đau như co thắt trong các cơ toàn thân, đau như  rát bỏng ở đầu, vai, lưng, tay, chân…Đau thường dữ dội vào buổi sáng, và buổi tối và nhất là khi thay đổi thời tiết.

Bệnh nhân mất ngủ, mỗi đêm chỉ ngủ được (3-4h), giấc ngủ không sâu, thường xuyên mộng mị và dậy không ngủ lại được. Đau đầu, đau toàn bộ đầu nhưng đôi lúc tập trung 2 bên thái dương và vùng chẩm, không có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, hay nhìn mờ…

Các triệu chứng khác: thường có biểu hiện đau ngực, cứng khớp buổi sáng, tê buốt đầu chi, cảm giác sưng nề đầu chi, đặc biệt vào mùa đông.

Mặc dù là một sinh viên có nghị lực và khả năng chịu đựng rất cao, về tư tưởng thì đã xác định là sống chung với bệnh từ nhiều năm nay, nhưng bệnh nhân vẫn không thể chịu đựng đau đớn hơn được nữa, những đêm mất ngủ triền miên, tình trạng lo lắng…tất cả làm bệnh nhân không thể tập trung học tập được. Bệnh nhân đã xin nghỉ, bảo lưu kết quả học tập để đi chữa bệnh.

Tháng 4 năm 2011, bệnh nhân đến khoa chúng tôi trong tình trạng lo lắng và thất vọng với một tập xét nghiệm, phim chụp và đơn thuốc…xin được điều trị.

2.3. Khám lâm sàng

Tình trạng thần kinh (neurostatus) và tâm thần (psychostastus) bình thường, không có căn cứ để khẳng đình có tổn thương thần kinh trung ương cũng như ngoại vi.

Ấn đau lan toả toàn bộ cơ thể. Đặc biệt có những điểm ở vùng chẩm, cổ, gáy,ở đai vai, ngực, hông…cảm giác đau luôn thường trực và ấn thấy đau chói, đau lan sang vùng ké cận.Vận động các chi thụ động cũng như chủ động làm bệnh nhân đau tăng.

2.4. Cận lâm sàng

Chúng tôi tiến hành làm những xét nghiệm cần thiết sau:

Xét nghiệm công thức máu.

Các xét nghiệm máu khác: Các hormon tuyến giáp, ion canxi, phosphatase kiềm, Xét nghiệm men CPK, Xét nghiệm máu khác để loại trừ các bệnh có yếu tố thấp (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ…) gồm tốc độ lắng hồng cầu (ESR ), điện di protein huyết thanh (SPEP), kháng thể kháng nhân (ANA ), và các yếu tố gây viêm khớp (RF )….

Các chẩn đoán cận lâm sàng khác: Điện tim, điện não, XQ tim phổi thẳng, nghiêng…

Tất cả các kết quả cận lâm sàng trên đều trong giới hạn bình thường.

2.5 Chẩn đoán bệnh

Hiện nay chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán đau xơ cơ.

2.5.1. Căn cứ chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán đau xơ cơ 1990 của ACR
  • Tiền sử có đau lan toả kéo dài trên 3 tháng: đau lan rộng ¾ cơ thể (đau một bên hoặc cả hai bên thân người, đau phía trên hoặc phía dưới ngang eo cột sống thắt lưng).
  • Có điểm đau (tender points): bao gồm 18 điểm trên toàn cơ thể. Khi chẩn đoán có thể dùng lực 4 kilogam ấn vào các điểm đau (áp lực ấn ngón tay cái của thầy thuốc vào các điểm đau), Đau xơ cơ được chẩn đoán xác định khi người bệnh có 11/18 điểm đau (đầu, cổ, mông, vai, cánh tay, lưng, thắt lưng…).
  • Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán và đối chiếu trên lâm sàng của bệnh nhân Nguyễn Mạnh L. Bệnh nhân có đủ triệu chứng và hội chứng để chẩn đoán Đau xơ cơ.

2.6. Phương pháp điều trị

  • Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin (Lyrica 75mg uống 2v/ngày) sử dụng thuốc trong 45 ngày.
  • Thuốc giãn cơ: các thuốc giãn cơ được dùng phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị bệnh: Myonal 50mg uống 2v/ngày dùng trong 15 ngày.
  • Chỉ định phong bế một số trong các điểm đau (tender points) bằng corticoid (Hydrocortison, Depo-Medrol…).
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin 25mg uống 3v/ngày uống (sáng, trưa, tối). Dùng thuốc trong 15 ngày.
  • Ngoài ra sử dụng các thuốc chống gốc tự do: Truyền Vitaplex, Glutathion reduced, Vitamin C…
  • Thuốc an tĩnh: Seduxen 5mg trong 10 ngày.

3. Kết quả

Kết quả điều trị cho bệnh nhân Mạnh L. hết sức khả quan, vượt ngoài mong đợi của em và gia đình sau một hành trình dài đi khám bệnh và điều trị.

Ngay trong những ngày đầu tiên việc điều trị tại bệnh viện các triệu chứng đã có chiều hướng thuyên giảm.

Sau 2 tuần điều trị trong bệnh viện các triệu chứng bệnh giảm hơn, đau xuất hiện ít hơn, mức độ nhẹ hơn nhưng cũng chưa đáng kể (giảm khoảng 20%).

Sau 3 đợt điều trị ngoại viện, mỗi đợt 15 ngày, các đợt cách nhau từ 15 ngày đến một tháng, các triệu chứng bệnh của Mạnh L. được cải thiện dần cho đến gần như khỏi.

Cụ thể:

  • Sau đợt điều trị ngoại viện đầu tiên (15 ngày), đau giảm khá nhiều về cả tần suất đau, mức độ đau và số lượng vị trí đau, chỉ còn đau tập trung tại các điểm: hai bên thái dương, trước trán, vai, lưng, chân,. Bệnh nhân ngủ dễ hơn, tinh thần phấn chấn hơn (giảm được khoảng 50%).
  • Sau đợt điều trị thứ hai (15 ngày) thì bệnh của  Mạnh L. được cải thiện rõ rệt, chỉ còn đau khu trú ở vai và lưng, đau chỉ còn ở mức độ nhẹ, em ngủ khá ngon, khả năng học tập và làm việc được nâng lên đáng kể, ăn uống ngon miệng, tăng cân, khí sắc tươi tắn hẳn lên so với lúc đầu (giảm được khoảng 70 – 80%).
  • Kết thúc liệu trình điều trị với 15 ngày điều trị cuối cùng của đợt 3, Mạnh L. vô cùng hạnh phúc vì gần như khỏi bệnh hoàn toàn: không còn đau, không còn cảm giác tê kiểu kiến bò, ngủ ngon,  không còn cảm giác mệt mỏi thay vào đó là một trạng thái thoải mái, dễ chịu, học  tập và làm việc đạt hiệu quả, tiếp thu bài tốt. Mạnh. L trở lại là một nữ sinh tươi tắn, khỏe khoắn, đầy hưng phấn và nhiệt huyết của tuổi trẻ trên con đường thực hiện ước mơ và hoài bão của mình.
  • Từ đó tới nay, sau các đợt kiểm tra lại bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 733 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 660 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 612 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây