1

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Đối với những trẻ có mở khí quản và phải đeo canuyn khí quản khi ra viện thì việc theo dõi và chăm sóc tại nhà là rất quan trọng để không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

1. Tại sao lại phải mở khí quản

  • Tất cả các nguyên nhân làm cho đường thở từ thanh quản ra ngoài bị tắc nghẽn, chít hẹp
  • Mở khí quản chủ động để thực hiện các phẫu thuật sau đó, hoặc có tiên lượng nặng sau đó.

 

Những nguyên nhân hay gặp gây khó thở thanh quản như:

  •  Bệnh bạch hầu, sởi, cúm, viêm thanh khí phế quản, lao, uốn ván…
  • Dị vật đường hô hấp ở thanh quản, khí quản, phế quản
  • Liệt cơ mở thanh quản, U thanh quản, sẹo hẹp thanh quản …
  • Chấn thương thanh quản, khí quản
  • Chấn thương cốt sống gây liệt hô hấp
  • Viêm tủy.
  • Bệnh nhân hôn mê có ứ đọng dịch phế quản, BN thở máy kéo dài

2. Cách chăm sóc

Lưu ý: Trước khi ra viện, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn gia đình thực hiện kỹ thuật chăm sóc thành thạo.

Những kiến thức gia đình cần nắm được để có thể tự chăm sóc cho trẻ tại nhà:

  • Thao tác được kỹ thuật hút dịch qua canuyn
  • Vệ sinh và thay băng chân canuyn
  • Giữ ấm, phòng tránh viêm phổi, kiểm soát nhiễm trùng
  • Chế độ ăn uống, vấn đề ngôn ngữ cho trẻ
  • Bình tĩnh xử lý khi có tai biến xảy ra

Dụng cụ cần thiết: Máy hút, dây hút các cỡ phù hợp, canuyn 2 cái, găng tay, cồn, nước muối sinh lý, gạc…

2.1 Các dấu hiệu nhận biết khi nào trẻ cần hút:

  • Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ không tự nhận biết được bố mẹ phải theo dõi thường xuyên bằng cách nghe tiếng thở lọc xọc đờm dãi hoặc nhìn thấy có bong bóng đờm dãi ở trên canuyn, trẻ kích thích, khó chịu hoặc đếm nhịp thở thấy trẻ thở nhanh hơn, là thời điểm cần hút ngay. Có thể sử dụng máy hút hoặc dụng cụ hút, nếu dùng máy hút chú ý để áp lực vừa phải gập sonde hút và không đưa vào canuyn quá sâu.
  • Đối với trẻ lớn chúng có thể ra hiệu cho bố mẹ khi nào cần hút.

2.2 Những lưu ý khi vệ sinh chân canuyn:

  • Vệ sinh chân canuyn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh được những mảng bong da chết rơi vào trong canuyn.
  • Thay băng chân canuyn 1 lần/ngày hoặc khi ướt, bẩn; chú ý quan sát vùng da xung quanh chân canuyn nếu thấy sưng đỏ, đau, chảy máu, chảy mủ… phải đưa trẻ đến cơ sở y tế khám.
  • Khi thay băng lưu ý tránh tuột dây buộc hoặc thao tác mạnh làm tuột canuyn.

2.3 Giữ ấm, phòng tránh viêm phổi, kiểm soát nhiễm trùng:

  • Thường xuyên che lỗ mở khí quản bằng một miếng gạc mỏng để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào đường thở (bình thường không khí đi qua mũi được sưởi ấm và lọc bụi trẻ đỡ bị nhiễm lạnh và viêm phổi hơn)
  • Sử dụng máy tạo hơi nước trong phòng để tạo độ ẩm, nhất là trong mùa đông.
  • Không tiếp xúc với khói thuốc, không khí ô nhiễm hoặc người bị bệnh cúm hay các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Rửa tay là cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng. Nên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Nên tiêm phòng các loại vắc-xin theo lứa tuổi của trẻ.
  • Hạn chế đến chỗ đông người và người nhà đến thăm hỏi.
  • Khi ngủ, tránh để chăn hay ga giường bịt vào lỗ thở.
  • Theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhịp thở và nhịp tim,
  • Tuân thủ dùng thuốc theo đúng y lệnh của bác sĩ

2.4 Chế độ ăn uống, vệ sinh và vấn đề ngôn ngữ cho trẻ:

  • Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng bổ sung rau và các loại trái cây.
  • Hút sạch đờm dãi trước khi cho trẻ ăn. Không nên hút trong hoặc sau bữa ăn có thể gây kích thích dẫn đến nôn sặc.
  • Luôn giám sát chặt trẻ trong khi ăn để đảm bảo thức ăn không rơi vào đường thở.
  • Khi tắm, nên che chắn lỗ thở và phải cẩn thận tránh để nước bắn vào đường thở gây ho, sặc, ngạt thở.
  • Khi trẻ có canuyn trên 6th có nguy cơ ảnh hưởng sự phát triển ngôn ngữ và biểu cảm ngôn ngữ. Cha mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, hình ảnh, chữ viết hoặc sự hỗ trợ của các nhà ngôn ngữ để duy trì giao tiếp với trẻ.

2.5 Cách xử lý khi có tai biến xảy ra:

Thông thường trẻ sẽ được hẹn tái khám để kiểm tra thay mới hoặc vệ sinh nòng trong canuyn đúng cách để tránh biến chứng, việc thay mới phải do bác sĩ thực hiện tại Bệnh viện hay cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu.

Tuy nhiên việc tuột canuyn, tắc cnuyn có thể xảy ra ở bất cứ đâu hay thời điểm nào do vậy chúng ta cần chuẩn bị sẵn dụng cụ và tinh thần khi gặp phải trường hợp này tại nhà:

  • Cố gắng giữ thật bình tĩnh
  • Nếu tuột lắp lại ngay canuyn lập tức cho trẻ dùng lại canuyn cũ hoặc canuyn số nhỏ hơn (luôn chuẩn bị 2 chiếc một cái số trẻ đang đeo và một cái số nhỏ hơn)
  • Khi không thể làm được hãy quan sát và an ủi trẻ, đôi khi trẻ có thể thở được bằng mũi miệng đưa trẻ tới phòng cấp cứu gần nhất có thể. Bóp bóng trên đường đi
  • Nếu tắc nhỏ nước muối 09% vào Canuyn rồi sau đó hút đờm dãi qua Canuyn
  • Gọi cấp cứu hoặc người hỗ trợ ngay.

ĐDT. Nguyễn Thị Ánh Hồng – Khoa Tai Mũi Họng

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Đau đầu ở trẻ em
Đau đầu ở trẻ em

Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể  là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác. 

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  761 lượt xem

Trẻ 1 tháng 10 ngày tuổi vặn mình, khó ngủ và khóc lên mỗi khi đi ngoài cần chăm sóc thế nào?

Hiện nay, bé nhà em được 1 tháng 10 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg, hiện giờ là 4,2kg. Bé nhà em rất khó ngủ, hay vặn mình và khóc suốt đêm, ban ngày cũng hay khóc. Bé còn khó đi ngoài nên em có cho bé đi khám thì bác sĩ chỉ khuyên là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Em đã ăn nhiều rau xanh và đồ mát nhưng tình hình của bé vẫn không được cải thiện. Ngày bé đi được khoảng 2-3 lần, sôi ruột, bé thường xì hơi nhiều, vặn mình, khó chịu rặn đỏ hết cả mặt lên. Mỗi lần đi tiêu bé phải rặn rất lâu và khóc lên mới đi được. Em cũng có mát xa bụng cho bé nhưng không đỡ. Mong bác sĩ cho biết có phải bé nhà em bị táo bón hay không và bác sĩ có thể tư vấn cách chăm sóc, chữa trị để bé dễ chịu hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2089 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  911 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?

Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1056 lượt xem

Bé 2 tháng 2 tuần nặng 4,3kg tăng cân chậm có phải do bú không đủ?

Em sinh bé nặng 2,8kg. Tháng thứ 1 bé nặng 3,6kg. Giờ bé được 2 tháng 2 tuần nhưng chỉ nặng 4,3kg. Bé rất ngoan và bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bé đòi em mới cho bú, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 3h. Ngày bé cũng đi tiểu nhiều lần. Bé nhà em lên cân chậm có phải do bé bú không đủ không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1275 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1263 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 1069 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ
Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ

Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.

Tổng quan về triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em
Tổng quan về triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em

Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.

Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi
Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi

Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây