1

Chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày, tránh viêm nhiễm

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày có thể được chỉ định cho nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi, quá trình chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng viêm nhiễm hay biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Đặt ống thông dạ dày là gì?

Đặt ống thông dạ dày là phương pháp dùng ống thông vào dạ dày để nuôi dưỡng trực tiếp thức ăn từ cơ thể người bệnh, hút dịch dạ dày và theo dõi tình trạng của dày dạ.

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày sẽ được áp dụng khi bệnh nhân mất khả năng ăn uống thông thường, có 2 cách phổ biến là:

  • Đường từ miệng đến dạ dày
  • Đường từ mũi đến dạ dày

2. Chỉ định đặt ống thông dạ dày

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày được chỉ định đối với những trường hợp sau:

  • Người bị ung thư lưỡi, ung thư thực quản
  • Người hôn mê
  • Người nuốt khó do liệt mặt
  • Người từ chối ăn hoặc ăn quá ít không đủ duy trì sức khỏe
  • Người mắc viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính hoặc ung thư dạ dày
  • Nghi ngờ khi chẩn đoán bệnh viêm phổi, lao phổi ở trẻ
  • Trường hợp người bệnh sau phẫu thuật gặp hiện tượng chướng bụng
  • Xuất hiện dị dạng ở đường tiêu hoá
  • Suy hô hấp, ngạt thở khi người bệnh khó khăn trong việc ăn uống
  • Bệnh nhân rửa dạ dày do ngộ độc thực phẩm
Chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày, tránh viêm nhiễm
Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày sẽ được áp dụng khi bệnh nhân mất khả năng ăn uống thông thường

3. Quy trình đặt ống thông dạ dày

  • Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (người bệnh tỉnh) hoặc nằm đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái (người bệnh hôn mê).
  • Đo chiều dài của ống thông (đo từ cánh mũi tới dái tai vòng xuống mũi ức, khoảng 45- 50 cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn).
  • Bôi trơn đầu ống thông (khoảng 5cm, không để dầu đọng trong ống làm người bệnh sặc)
  • Yêu cầu người bệnh há miệng hoặc dùng dụng cụ mở miệng hoặc canun Guedel (người bệnh không tỉnh), luồn ống thông qua miệng. Nếu khó khăn có thể luồn qua mũi theo đường đi của lỗ mũi.
  • Nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lưỡi gà, động viên người bệnh nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó người điều dưỡng từ từ đẩy ống và đến khi vạch đánh dấu chạm tới cung răng thì dừng lại. Nếu người bệnh có sặc, ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đưa lại.
  • Kiểm tra xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách: bơm khí khoảng 30 ml và nghe vùng thượng vị thấy tiếng sục của khí qua nước hoặc dùng bơm tiêm hút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào cốc nước sạch không thấy sủi khí.
  • Cố định ống thông dạ dày bằng băng dính.
  • Lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày
Chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày, tránh viêm nhiễm
Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày có thể được chỉ định cho nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi

4. Cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày

Khi chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông dạ dày thì nên cho người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ. Nếu thấp quá hoặc cao quá đều không tốt cho quá trình truyền thức ăn cho bệnh nhân. Đồng thời chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như khăn, dụng cụ lau chùi giúp quá trình truyền thức ăn được sạch sẽ và chu đáo hơn.

4.1. Xây dựng thực đơn

  • Đối với bệnh nhân đang đặt ống thông dạ dày bạn chỉ nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ nuốt. Dựa vào tình trạng bệnh nhân để xây dựng thực đơn phù hợp, cung cấp đảm bảo dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Các thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc ép lấy nước như: cháo dinh dưỡng, súp, sữa bột, sữa tươi, thức ăn xay nhuyễn.
  • Ngoài ra, cần phải dựa vào tình trạng bệnh lý của từng người để cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý, ví dụ hôn mê gan, hôn mê tai biến mạch máu não... Mỗi loại bệnh khác nhau cần cung cấp thức ăn khác nhau.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, trung bình khoảng từ 5-6 lần, mỗi bữa ăn người lớn thường ăn khoảng 300ml – 400ml, còn trẻ em nên cho khoảng 20ml/ một bữa.

4.2 Một số lưu ý trong chăm sóc

  • Khi cho ăn cần phải đảm bảo thức ăn nhuyễn, mềm để có thể bơm qua ống thông một cách dễ dàng
  • Cho bệnh nhân ăn đúng cách với tốc độ từ từ không quá nhanh, tránh trường hợp bệnh nhân bị nôn ói.
  • Tráng ống trước khi cho bệnh nhân ăn và đảm bảo ống thức ăn sạch, không có vi khuẩn hoặc lên men. Sau khi cho ăn xong cần phải vệ sinh ống thông một cách sạch sẽ. Nên thay ống thông dạ dày khi cảm thấy bẩn, nghẹt hoặc thay theo định kỳ.
  • Nên vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng cách cho súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Xác định đúng bị trí ống thông vào đúng dạ dày, khi thay ống thông nên thay đổi lỗ mũi.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Video có thể bạn quan tâm
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 713 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 753 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 642 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 3 năm trước
 666 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý
Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý

Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây