1

Chai chân và mắt cá chân - bệnh viện 103

1.Chai chân

1.1. Căn nguyên

Chai phát sinh do một áp lực mạnh liên tiếp. Tổn thương chai thường gặp ở người có tật bẩm sinh, bàn chân bị quá khum, hoặc ở người có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân.

Những trường hợp như vậy thường tổn thương không đối xứng. Một số trường hợp có tính chất di truyền, lúc đó tổn thương ở lòng bàn tay, bàn chân có tính chất đối xứng.

Tổ chức bệnh lý: quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng. ở tổ chức đệm là một  khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển.

1.2. Lâm sàng

  • Vị trí: chai hay khu trú ở lòng bàn chân (gót trước và gót sau), mu bàn chân, mặt trong của ngón tay cái, ô mô út bàn tay, ở vai, ở mông. Những vùng đó là những vùng bị ma sát tỳ đè nhiều trong sinh hoạt và lao động. Ngoài ra còn có thể thấy ở những vùng xương bị lồi ra như mắt cá ngoài, khuỷu tay.
  • Tổn thương là những đám dày sừng màu ngà, màu vàng, khum lên. Hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng giáp giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn. ĐôI khi ở trung tâm bong sừng tạo lên một vùng lõm giữa.

1.3.Điều trị

Điều trị tại chỗ: còn khó khăn, thường chỉ bạt mỏng khi lớp sừng quá dày. Đi giầy chỉnh hình bằng mút để phân bố lại sự tỳ đè của bàn chân cho hợp lý.

  • Có thể tiêm Filatov (dùng cuống nhau thai cắt từng khúc một, hấp ở nhiệt độ cao thành một nhũi tương rau, gây tê Novocain rồi ding bơm tiêm nhũ tương rau vào tổn thương).
  • Có thể ngâm nước muối ấm cho da mềm ra và ding dao nạo bỏ lớp sừng dầy, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân lao động và sinh hoạt,

Điều trị toàn thể: chống dầy sừng xơ hóa bằng vitamin A liều cao.

2. Mắt cá chân

2.1.Lâm sàng

  • Vị trí: bệnh gặp ở những chỗ tỳ đè dễ bị sang chấn như mười đầu ngón chân, gót chân, mặt lưng của các đốt 1, khớp 1 các ngón chân, ô mô cáI của 2 bàn tay.
  • Số lượng thường là một nhưng đôI khi  gặp nhiều hơn. Mắt cá thường không mang tính chất đối xứng bởi vì phần lớn là do sang chấn.
  • Lâm sàng: tổn thương là những khối sừng nhỏ bằng phẳng với mặt da, có khi nổi cao hơn mặt da. Bề mặt trơn hoặc bong vẩy. Khối sừng này nằm trong trung bì được bao bọc bởi một lớp tế bào gai và tế bào cơ bản. Mắt cá gây nên đau khi đI lại hoặc va chạm và đặc biệt khi ấn vào có một điểm đau chói rõ.

Có lẽ nguyên nhân gây mắt cá là do dị vật nhẫm phảI, dị vật tiến sâu dần vào lớp da của bàn chân, hình thành “nhân” mắt cá, tổ chức xung quanh dị vật bị xơ hóa, dần dần hình thành mắt cá.

Mắt cá chân có thể gây nhiễm trùng, vỡ mủ và gây viêm đường bạch mạch.

Bệnh rất hay táI phát.

2.2. Điều trị

  • Cần phảI lấy được “nhân” mắt cá thì điều trị mới đạt hiệu quả.
  • Nếu có nhiễm khuẩn tại chỗ, ding các laoij thuhoocs sát khuẩn, ding kháng sinh toàn thân.
  • Thông thường, dùng một số thuốc mỡ bong vẩy: mỡ salisylic 10% bôI làm tổn thuwowngbong vẩy và mềm da, sau đó phẫu thuật bóc bỏ nhân của mắt cá.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 863 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây