Cảnh báo dấu hiệu ở người suy thận - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Lựu, Phó Trưởng khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tại khoa hàng ngày thường tiếp nhận những bệnh nhân suy thận, trong đó có khá nhiều trường hợp tuổi còn trẻ nhưng đã bị suy thận độ 3, thậm chí độ 4 mà không hề hay biết. Điều đó cho thấy, nếu người bệnh không đi khám kịp thời và điều trị thì chỉ thời gian ngắn có thế chuyển sang giai đoạn 4, giai đoạn 5 thậm chí rất nhiều trường hợp phải chạy thận lọc máu suốt đời.
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.
Đã có nhiều trường hợp người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, cảm giác phù thũng tăng lên nên đã tới Bệnh viện kiểm tra từ đó kịp thời phát hiện ra bệnh và may mắn được chỉ định điều trị thận bản tồn để khôi phục khả năng của thận. BS Lựu cho hay.
Có 6 dấu hiệu quan trọng mà những người suy thận cần chú ý
- Ứ trệ chất cặn bã (Buồn nôn, nôn, chán ăn, khó ngủ, nổi mẩn ngứa…)
- Thừa nước: phù, phù mặt, tăng huyết áp, suy tim. Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...
- Đau cơ, chuột rút, loạn nhịp tim
- Thiếu máu: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, da xanh, hoa mắt và chóng mặt.
- Ứ trệ muối, nước…gây tăng huyết áp
- Đau xương khớp, loãng xương: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Phòng ngừa biến chứng suy thận
Để phòng ngừa các biến chứng của suy thận xảy ra, người bệnh cần chú ý:
- Chế độ ăn uống cần đầy đủ các thành phẩm dinh dưỡng, khoa học
- Nên hạn chế đồ ăn mặn, muối (tốt nhất mỗi ngày chỉ nên ăn 2gam muối)
- Hạn chế thực phẩm giàu kali, phospho
- Bổ sung canxi theo đường uống
- Đảm bảo protein đầy đủ 1,2 g/kg/ngày
- Bổ sung vitamin, acid folic, sắt, kẽm….
- Hạn chế nước
- Dinh dưỡng trên bệnh nhân lọc máu rất quan trọng, đặc biệt là lượng đạm nhập vào cơ thể hàng ngày vì vậy người bệnh cần phải được hướng dẫn và tư vấn cụ thể từ bác sỹ điều trị.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Cần giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên lo lắng nhiều khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, dễ xảy ra biến chứng suy thận hơn.
- Tới ngày lọc máu nên truyền đạm tĩnh mạch
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.
Suy thận mạn hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu vì mức độ tổn thương lúc này mới chỉ rất nhẹ và do đó không biểu hiện triệu chứng. Nếu không được điều trị, chức năng thận sẽ tiếp tục giảm và suy thận mạn giai đoạn đầu sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.
Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.
Nhịn ăn gián đoạn có an toàn cho người suy thận không. Với các hình thức phổ biến hiện nay thì người bệnh thận có phù hợp với chế độ ăn này. Hãy tìm hiểu chi tiết nội dung bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.