1

Cẩn trọng nếu rốn trẻ sơ sinh bị ướt, có mùi hôi

Rốn là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất ở trẻ mới sinh vì có vết cắt dây rốn sau khi đẻ, đây được xem như một vết thương hở trên cơ thể của bé. Nếu dụng cụ cắt rốn và thao tác thay băng hằng ngày không được diệt trùng kỹ, rốn sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Mặt khác, những bất thường ở rốn trẻ sơ sinh sẽ là dấu hiệu báo động một bệnh lý nguy hiểm.

1. Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có sao không?

Đa số các trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng tối đa 2 tuần đầu sau sinh, trừ một số trường hợp đặc biệt như bé bị chồi hạch rốn hay các mạch máu rốn chậm khô. Vì vậy đối với một số bẽ được 10 ngày tuổi mà chưa rụng rốn thì cha mẹ cũng đừng quá lo. Tuy nhiên phụ huynh cần vệ sinh chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ thật kĩ lưỡng để theo dõi và phát hiện các bất thường nếu có.

Thông thường trước khi rụng, phần chân rốn của trẻ có thể rỉ chút dịch ươn ướt, có thể có chút màu nâu do dính ít máu đông ở mặt cắt của cuống rốn nhưng tuyệt đối không được xuất hiện mủ xanh hoặc mủ vàng, không được có mùi hôi thối và xung quanh chân rốn cũng không bị sưng đỏ, bé không đi kèm sốt và hoạt động bú ngủ vẫn bình thường. Mẹ cần mở thoáng rốn, không băng rốn. Vệ sinh rốn hàng ngày, chú ý vệ sinh vùng chân rốn và lau khô, mở thoáng.

2. Cẩn trọng khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Nếu rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường, cha mẹ cần cho bé đi khám chuyên khoa nhi ngay. Trường hợp trẻ bị chồi hạch rốn (granuloma) thì rốn của bé thường chậm rụng và có tiết dịch. Khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt do dịch chảy ra từ rốn nhiều bất thường và chậm rụng so với bé khác, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ về nhi khoa để xác định xem bé có bị chồi hạch rốn hay còn tồn tại ống rốn không? Từ đó bác sĩ sẽ có hướng xử trí và điều trị thích hợp.

Cẩn trọng nếu rốn trẻ sơ sinh bị ướt, có mùi hôi
Nếu rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường, cha mẹ cần cho bé đi khám chuyên khoa nhi ngay

3. Những bất thường ở rốn trẻ sơ sinh

  • Nhiễm trùng rốn khu trú tại chỗ

Nếu quan sát thấy mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng rốn cần được điều trị kháng sinh ngay.

Chăm sóc tại nhà là việc rất thiết yếu, các bà mẹ cần chăm sóc rửa rốn mỗi ngày 1 - 2 lần bằng nước muối sinh lý 0.9% và đem trẻ đi tái khám nếu rốn còn chảy mủ hay dịch sau 2 ngày hoặc khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Phòng ngừa nhiễm trùng rốn tại chỗ bằng cách vô trùng trước và sau khi sinh. Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng, người thân nên rửa tay trước khi săn sóc trẻ. Để rốn hở và khô, tránh đắp hoá chất hay vật lạ vào rốn, không băng kín là biện pháp làm rốn mau khô và mau rụng.

  • Nhiễm trùng rốn lan tỏa

Đây là nhiễm trùng rốn nặng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn với đường kính lớn hơn 2cm. Trẻ có kèm biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, lừ đừ, bỏ bú).

  • Bệnh uốn ván rốn

Vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt trong thời kỳ ủ bệnh (khoảng 7 ngày).

Ở thời kỳ toàn phát, trẻ sốt 38 – 39 độ C, có khi lên 40 – 41 độ C, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt. Nếu cơn giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

Cần phát hiện sớm uốn ván rốn khi trẻ mới bắt đầu bỏ bú, cho trẻ nằm yên tĩnh, tránh mọi kích thích bên ngoài, tránh thăm khám nhiều, đặt trẻ trong lồng kính hoặc giường ấm, tránh tiếng động và ánh sáng và điều trị tích cực.

  • Bệnh động mạch rốn duy nhất

Bình thường trong dây rốn liên kết giữa mẹ và thai gồm có 3 mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn thường gặp nhất là 1 động mạch rốn, chiếm 0.08 – 1.9%.

  • Bệnh u hạt rốn

U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức. Thông thường u hạt rốn hay xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường quá 6 - 8 ngày sau sinh vì tạo điều kiện u hạt phát triển.

  • Tồn tại ống niệu rốn

Bình thường thì ống niệu rốn nối từ xoang niệu sinh dục và rốn sẽ được đóng kín và xơ hóa thành dây chằng rốn - bàng quang từ trong thời kỳ bào thai. Tồn tại ống rốn niệu là tồn tại 1 ống nối từ rốn vào bàng quang làm cho nước tiểu có thể trào ngược từ bàng quang vào rốn, nước tiểu đổ ra cuống rốn khiến cuống rốn luôn rỉ dịch liên tục làm rốn trẻ sơ sinh bị ướt, đôi khi trẻ còn bị nhiễm trùng tiểu. Bệnh lý này cần được phẫu thuật giải phóng sự tồn tại ống rốn niệu.

  • Thoát vị rốn

Trong vòng 5 - 7 ngày sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi tạo nên rốn của trẻ, lỗ sẽ tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín lỗ rốn lại được. Xuất hiện một khối tròn nổi lên ngay tại lỗ rốn, có thể nhìn thấy và cảm nhận khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn trẻ. Khối này có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người hay khi trẻ ngồi dậy hoặc nhỏ đi và biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau và hiếm khi gây biến chứng, thường tự khỏi khi trẻ 1 tuổi.

Bên cạnh việc quan tâm đến tình trạng rốn của bé, ở giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi mẹ nên chăm sóc bé kỹ lưỡng bởi bé dễ mắc nhiều bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt. Đây cũng là giai đoạn vàng thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc phát hiện các căn bệnh nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe bé, ngay sau sinh, cha mẹ cần:

  • Siêu âm tim sau sinh sớm, phát hiện tim bẩm sinh ngay cả khi trong suốt thai kỳ không có bất thường về tim.
  • Thực hiện sàng lọc sau sinh giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm như: suy giáp bẩm sinh, thiếu hụt men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, suy giảm thính lực bẩm sinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  919 lượt xem

Khi nào bé đủ lớn để đeo kính áp tròng?

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay học lớp Một nhưng cháu đã bị cận 3 đi-ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể đeo kính áp tròng được ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  651 lượt xem

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5516 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  762 lượt xem

Cây thông noel trang trí trong nhà có gây dị ứng không?

Bác sĩ ơi, có phải cây thông noel trang trí trong nhà có thể gây dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  543 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 623 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 883 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 861 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 579 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 898 Lượt xem
Tin liên quan
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây