Cách cân bằng rối loạn toan kiềm
1. Sự quan trọng của kiềm toan
Độ kiềm toan rất quan trọng đối với cơ thể con người, bởi để duy trì sự sống, dịch trong cơ thể phải cân bằng giữa độ acid và base. Do đó, nồng độ của H+ và OH-tăng hay giảm sẽ xác định được tính acid hay base của một dung dịch.
Thông thường, lượng H+ trong dịch ngoại bào là rất nhỏ, khoảng 0,000 0001 mmol/L(10-7mmol/L), do lượng dịch nhỏ như thể nên để biểu thị, khoa học đã phát minh ra dùng số âm của logarit thập phân và gọi là pH.
Độ pH chính là chỉ số được biểu hiện bằng logarit thập phân của nồng độ ion H+ phân li trong một môi trường mang dấu ngược lại. Trong cơ thể con người, bình thường nồng độ ion H+ phân li trong một lít dịch là 10 -7,35 - 10-7,45 mEq/lít, đồng nghĩa với việc độ pH = - (log 10-7,35 tới log 10-7,45) = 7,35 – 7,45. Nếu chỉ số pH càng thấp thì nồng độ H+ sẽ càng cao và ngược lại.
Tuy nhiên, độ pH xuống < 7,35 thì máu trong tình trạng toan và nếu pH > 7,45 thì máu sẽ luôn trong tình trạng kiềm. Đặc biệt khi nồng độ pH > 7,8 và < 6,8 thì cơ thể sẽ không còn tồn tại sự sống. Do đó, mức độ kiềm toan rất quan trọng đối với sự sống của con người.
2. Vì sao rối loạn cân bằng kiềm toan?
Rối loạn kiềm toan rất nguy hiểm. Rối loạn kiềm toan hay mất cân bằng kiềm toan là sự rối loạn về hô hấp và chuyển hóa khiến cho áp lực PCO2 bị biến đổi và sự thay đổi pH máu do biến loạn nồng độ HCO3-. Về nguyên nhân rối loạn kiềm toan thường được phân loại như sau:
- Nhiễm toan chuyển hóa: Nguyên nhân là do tăng sản xuất acid, ăn vào nhiều acid, giảm bài tiết acid qua thận hoặc do mất HCO3−qua thận hoặc đường tiêu hóa.
- Nhiễm kiềm chuyển hóa: Nguyên nhân là do mất acid, giữ HCO3− .
- Nhiễm toan hô hấp: Nguyên nhân dẫn đến nhiễm toan hô hấp là do giảm thông khí.
- Nhiễm kiềm hô hấp: Nguyên nhân là do tăng thông khí như hưng phấn mạnh, cảm xúc mạnh hoặc nhiễm độc các dẫn xuất của axit salicylic.... Một số trường hợp trạng thái sốt gây tăng cường thông khí phổi, có tác dụng tăng thải nhiệt gây nhiễm kiềm hô hấp.
Tuy nhiên, để xác định tình trạng rối loạn toan kiềm cần dựa vào các yếu tố sau đây:
- Kiểm tra độ pH, trường hợp nếu độ pH < 7,35 thì có thể xảy ra tình trạng nhiễm toan xảy ra. Nếu pH > 7,35 thì tình trạng nhiễm kiềm xuất hiện.
- Sau đó cần kiểm tra PaCO2, nếu PaCO2 trong giới hạn bình thường thì chứng tỏ không có hiện tượng nhiễm toan hay nhiễm kiềm hô hấp. Tuy nhiên, trường hợp PaCO2>45mmHg và độ pH <7,35 thì chứng tỏ có nhiễm toan hô hấp, còn PaCO2< 35mmHg và độ pH > 7,45 có nhiễm kiềm hô hấp.
- Kiểm tra HCO3 để xác định tình trạng mất cân bằng kiềm toan. Cụ thể nếu HCO3< 24mEq/L và độ pH < 7,35 thì xảy ra nhiễm toan chuyển hóa, nhưng nếu trường hợp pH >7,45 và HCO3>28 mEq/ L thì đồng nghĩa với việc nhiễm kiềm chuyển hóa.
Các rối loạn toan kiềm ban đầu thường sẽ được bù trừ nhằm mục đích điều chỉnh độ pH về gần bình thường. Nhưng nếu không có cơ chế từ ngoài tham gia thì sự bù trừ quá mức không xảy ra. Việc bù trừ cho các rối loạn ban đầu do chuyển hóa thường gọi là thay đổi hô hấp (PaCO2), còn bù trừ rối loạn ban đầu do hô hấp gọi là thay đổi chuyển hóa (HCO3-)
Các phân loại của sự rối loạn cân bằng toan - kiềm được chia nhỏ hơn theo nguyên nhân. Nếu sự rối loạn toan kiềm không gây ảnh hưởng tới độ pH trong máu thì được gọi là rối loạn còn bù. Còn nếu độ pH bị ảnh hưởng thì gọi là rối loạn mất bù.
3. Cách cân bằng rối loạn kiềm toan
Rối loạn cân bằng kiềm toan thường dựa trên các nguyên nhân gây ra rối loạn kiềm toan. Cách cân bằng rối loạn này như sau:
- Đối với nhiễm toan hô hấp
Việc điều trị nhiễm toan hô hấp chủ yếu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, cải thiện thông khí phế nang cũng như cung cấp oxy và thở máy nếu cần thiết.
Một số trường hợp cần đặt nội khí quản khẩn cấp nhưng phải dựa vào dấu hiệu trên lâm sàng, không được chờ kết quả khí máu. Bởi trong thời gian chờ đợi kết quả khí máu nếu người bệnh kèm theo triệu chứng khó thở, ngạt, tăng công hô hấp thì chỉ làm nặng thêm tình trạng bệnh hơn.
- Nhiễm kiềm hô hấp
Cân bằng rối loạn kiềm toan do nhiễm kiềm hô hấp bằng cách điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời kết hợp việc trấn an bệnh nhân, cho người bệnh tự thở lại khí CO2, dùng thuốc an thần nếu cần và thở máy.
- Nhiễm toan chuyển hóa
Điều trị nhiễm toan chuyển hóa ban đầu là tìm và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp nếu toan máu đe dọa tính mạch người bệnh (pH < 7,2 và HCO3- < 15 mmol/l) thì cần phải điều chỉnh một nửa lượng kiềm thiếu bằng bicarbonate. Lưu ý là không nên dùng quá nhiều bicarbonate vì nó sẽ gây tình trạng điều chỉnh nhanh pH máu với nguy cơ bị tetany và co giật, về lâu dài dẫn đến quá tải thể tích và natri máu bị tăng.
Thông thường lượng bicarbonate cần bù tính theo công thức như sau: HCO3- cần bù (mmol) = 0,4 x cân nặng (kg) x (24 - HCO3- đo) (0,4 là tỷ lệ % số dịch có trong cơ thể. 24 là số mmol HCO3- mong muốn đạt được). Tuy nhiên lưu ý là sau khi dùng bicarbonate 5 phút phải đo lại bicarbonate máu, độ pH và nên điều trị triệu chứng bằng lọc thận khi suy thận cấp hoặc suy thận mạn, suy tim nặng và khi điều trị bằng bicarbonate nhưng kết quả thất bại.
- Nhiễm kiềm chuyển hóa
Tương tự như các phương pháp trên, việc điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể cần điều chỉnh hạ thể tích máu và giảm K+ máu bằng cách truyền NaCl 0,9% để tăng thể tích tuần hoàn, tăng thải bicarbonate. Nếu cần thiết cho kali thì bổ sung thêm KCl.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân có chống chỉ định bù thể tích thì nên dùng lợi tiểu acetazolamide (Diamox) với liều lượng 250 - 500mg tĩnh mạch mỗi 6 giờ gây thải bicarbonate qua thận và cải thiện pH. Còn khi hút dạ dày kéo dài thì nên dùng thuốc kháng thụ thể H2 để giảm tạo acid dạ dày.
Trong trường hợp kiềm máu nặng kèm giảm thông khí phế nang thì có thể dẫn đến tình trạng co giật hay ức chế hệ thần kinh. Nếu tính mạng người bệnh bị đe dọa do kiềm chuyển hóa thì cần nhanh chóng điều chỉnh nhanh, truyền ion hydrogen ở dạng acid HCl loãng qua tĩnh mạch trung ương. Còn nếu người bệnh bị kiềm chuyển hóa không đáp ứng với chlore thì điều trị bằng cách bù kali hoặc sử dụng thuốc kháng aldosterone.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của rối loạn toan kiềm.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Chất tiết tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có khả năng chuyển hóa thành các tế bào chuyên hóa khác trong cơ thể. Ứng dụng của chất tiết tế bào gốc có thể bao gồm điều trị các vấn đề lão hóa, chấn thương tế bào, và các bệnh lý khác.