1

Các trường hợp chống chỉ định can thiệp mạch vành

Can thiệp mạch vành qua da là phương pháp sử dụng một ống thông nhỏ đưa vào qua động mạch đùi hoặc động mạch quay vào động mạch vành sau đó can thiệp nong mạch vành, đặt giá đỡ trong những trường hợp hẹp mạch vành. Đối với phương pháp này thường chỉ có những chống chỉ định tương đối, một số trường hợp dù có chống chỉ định can thiệp mạch vành nhưng vẫn phải tiến hành can thiệp.

1. Trường hợp nào chống chỉ định can thiệp mạch vành?

 

Những trường hợp chống chỉ định trong can thiệp mạch vành qua da bao gồm:

  • Tại nơi điều trị không có đơn vị phẫu thuật tim và phương tiện hỗ trợ khi cần thiết;
  • Tổn thương mạch vành mà không thích hợp can thiệp mạch: Trường hợp người bệnh bị tổn thương nặng lan tỏa không có tổn thương khu trú, tổn thương nhiều thân mạch vành, tổn thương đoạn xa của động mạch vành...
  • Tổn thương mạch vành mà theo đánh giá có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu động mạch vành đó bị tắc lại trong quá trình can thiệp mạch vành qua da;
  • Rối loạn các yếu tố đông máu, số lượng tiểu cầu thấp, đang sử dụng thuốc chống đông... làm tăng tình trạng chảy máu;
  • Người bệnh không tuân thủ theo phác đồ điều trị trước và sau khi làm thủ thuật can thiệp;
  • Một mạch duy nhất cấp cho toàn bộ máu cho tim mà mạch này bị hẹp. Hẹp thân chung mà không có tuần hoàn bàng hệ đi kèm;
  • Tình trạng tái hẹp nhiều vị trí sau khi can thiệp...
  • Hẹp động mạch vành nhẹ dưới 50%;
  • Người bệnh mắc tình trạng suy thận nặng, suy tim mất bù;
  • Tiền sử có tình trạng dị ứng thuốc cản quang;
  • Nhiễm trùng đang tiến triển, đặc biệt nhiễm trùng tại vị trí sẽ thiết lập đường vào;
  • Người bệnh đang có rối loạn sinh hoá, điện giải, tình trạng thiếu máu...
  • Mắc các bệnh mạch máu ngoại vi nặng: Làm khó khăn cho đường vào động mạch, có thể có các biến chứng nặng nề như tắc mạch, tách thành động mạch, chảy máu khó cầm...
  • Dấu hiệu phình động mạch chủ bụng;
  • Tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng không khống chế được bằng thuốc.
Các trường hợp chống chỉ định can thiệp mạch vành
Người bệnh có dấu hiệu của phình động mạch chủ bụng không nên can thiệp mạch vành

2. Xử lý thế nào với các trường hợp cần điều trị bệnh mạch vành những chống chỉ định can thiệp mạch vành?

Tuy nhiều trường hợp được cho là có chống chỉ định tương đối với can thiệp mạch vành qua da nhưng đôi khi phải tiến hành phẫu thuật vì đó có thể là lựa chọn duy nhất.

Một số giải pháp cho những người bệnh có những chống chỉ định tương đối có thể áp dụng như:

  • Đối với trường hợp không có phẫu thuật tim mạch hỗ trợ: Thông thường trường hợp này được cho là chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên trong các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp mà cần phải can thiệp động mạch vành cấp cứu mới có thể cứu sống người bệnh, thì có thể tiến hành can thiệp nếu bác sĩ là người có kinh nghiệm và được thực hiện ở trung tâm được đã được cấp phép, cho dù không có phẫu thuật tim hỗ trợ sẵn sàng.
  • Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông warfarin hay có những bệnh lý liên quan đến đông máu cần phải đánh giá lại các yếu tố đông máu và ngưng sử dụng thuốc chống đông trước phẫu thuật 3 ngày.
  • Hẹp thân chung mạch vành mà không có hệ tuần hoàn bàng hệ: Thường thay thế bằng phẫu thuật bắc cầu, tuy nhiên hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng vẫn có thể thực hiện can thiệp mạch vành qua da.
  • Tiền sử dị ứng thuốc cản quang: Cần khai thác đầy đủ tiền sử dị ứng của người bệnh.
  • Phình động mạch chủ bụng: Chọn đường can thiệp qua động mạch quay.
  • Trường hợp suy thận nặng: Đánh giá chức năng thận và cần hạn chế sử dụng thuốc cản quang trong quá trình can thiệp mạch vành qua da.
  • Đánh giá tình trạng rối loạn điện giải cần điều trị trước can thiệp. Với trường hợp thiếu máu nếu cần can thiệp cấp cứu thì phải chuẩn bị nguồn máu phù hợp cho người bệnh trong trường hợp mất máu.
  • Trường hợp hẹp dưới 50% mạch vành đa số chỉ áp dụng biện pháp điều trị nội khoa. Chỉ khi nội khoa tối ưu mà không mang lại hiệu quả mới cân nhắc sử dụng phương pháp can thiệp mạch vành qua da.
  • Trường hợp nhiễm trùng đang tiến triển: Cần điều trị tình trạng nhiễm trùng ổn định mới nên can thiệp. Đặc biệt các trường hợp nhiễm trùng tại vị trí vào mạch máu nếu can thiệp sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng huyết, xuất huyết trầm trọng ảnh hưởng tới tính mạng.

Chống chỉ định can thiệp mạch vành qua da thường là những chống chỉ định tương đối. Mọi trường hợp đều cần đánh giá chi tiết và cân nhắc lợi hại của kỹ thuật này. Ngoài ra, quan trọng nhất là người bệnh phải đồng ý với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình can thiệp và sau can thiệp.

Các trường hợp chống chỉ định can thiệp mạch vành
Hình ảnh người bệnh được điều trị bằng can thiệp tim mạch với máy móc hiện đại tại

Tóm lại, can thiệp động mạch vành qua da là một kỹ thuật khó, đòi hỏi cơ sở y tế cần có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Tim mạch và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây