1

Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng

Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng chủ yếu là thiếu hụt thể tích tuần hoàn, giãn mạch hệ thống, rối loạn chức năng cơ tim và rối loạn phân bố máu. Tuy nhiên, rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng có bản chất phức tạp, khó đánh giá. Việc phát hiện và điều trị sớm là điều rất quan trọng, vì sẽ quyết định tiên lượng cho người bị sốc nhiễm trùng.

1. Sốc nhiễm trùng là gì?

Sốc nhiễm trùng là diễn biến nặng nhất của một quá trình nhiễm khuẩn bắt đầu từ nhiễm trùng tại chỗ. Thứ tự gồm hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS), hội chứng nhiễm trùng do căn nguyên vi khuẩn, hội chứng nhiễm trùng nặng và cuối cùng là sốc nhiễm trùng.

Trong các trường hợp rối loạn tưới máu tổ chức thì nguyên nhân chủ yếu là do tăng tiêu thụ oxy, việc tăng chuyển hóa gây nợ oxy tế bào dẫn đến tăng hệ số chiết tách oxy mô. Giảm bão hòa oxy tĩnh mạch trở về. Tình trạng nợ oxy mô sẽ dẫn tới chuyển hóa yếm khí và sinh acid lactic. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ của sốc nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết: Trong trường hợp khi người bệnh nhiễm trùng huyết thì có nguy cơ sốc nhiễm trùng cao.
  • Tuổi tác càng cao thì nguy cơ sốc nhiễm khuẩn sẽ cao hơn
  • Những bệnh lý có khả năng gây ức chế miễn dịch như suy thận, suy gan,... thì sẽ có nguy cơ sốc nhiễm trùng cao hơn người bình thường.
  • Bệnh tiểu đường và ung thư là hai bệnh thay đổi đáp ứng miễn dịch nên có nguy cơ cao bị nhiễm trùng gây sốc.

Rối loạn huyết động có thể thay đổi theo diễn biến của sốc nhiễm trùng và rất khó phân biệt được trên lâm sàng. Vì vậy, để đánh giá chính xác rối loạn huyết động bằng các phương pháp theo dõi huyết động thích hợp thì có thể hướng dẫn trong việc điều trị tốt hơn.

Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng
Rối loạn huyết động có thể thay đổi theo diễn biến của sốc nhiễm trùng

2. Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng

Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng chủ yếu gồm 4 rối loạn chính:

  • Thiếu hụt thể tích tuần hoàn
  • Giãn mạch hệ thống
  • Rối loạn chức năng cơ tim
  • Rối loạn phân bố máu.

Và chia thành hai giai đoạn rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng:

  • Giai đoạn sớm rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng: Đây là rối loạn tuần hoàn vi thể xảy ra tại các mô cơ thể, đánh giá gián tiếp qua chỉ số oxy hoá mô (ScvO2 và lactate máu).
  • Giai đoạn muộn rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng là rối loạn huyết động đại thể về huyết áp, thể tích tuần hoàn, chức năng tim.

Đặc điểm của rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng là thường gây ra những rối loạn bệnh lý như: Thiếu hụt thể tích tuần hoàn, giãn mạch hệ thống, rối loạn phân bố máu, rối loạn chức năng cơ tim.

Về mặt sinh lý bệnh, sốc bản chất là sự mất cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy, dẫn tới thiếu oxy tổ chức. Biểu hiện cuối cùng của rối loạn huyết động là hạ huyết áp và giảm tưới máu suy chức năng tế bào.

Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng
Biểu hiện cuối cùng của rối loạn huyết động là hạ huyết áp

3. Chẩn đoán trong sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm trùng có 3 dạng là sốc nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm trùng và sốc nhiễm trùng kháng trị. Chẩn đoán 3 loại này như sau:

  • Đối với hội chứng sốc nhiễm trùng nặng: Cần phải có ít nhất 1 dấu hiệu giảm tưới máu tổ chức hoặc suy chức năng tạng như: Phản hồi mao mạch >3s, nước tiểu <0.5ml/kg trong ít nhất 1 giờ, phải chạy thận, Lactate >2mmol/l , thay đổi ý thức đột ngột, da lạnh ẩm, tiểu cầu <100000>suy tim do nhiễm trùng.
  • Sốc nhiễm trùng: Có các dấu hiệu như huyết áp trung bình <60 mmhg hoặc giảm>40 mmHg so với huyết áp nền sau bolus 20-30 mL/kg dịch keo, 40 - 60 mL/kg nước muối sinh lý kèm theo Lactate > 4mmol/lit
  • Sốc nhiễm trùng kháng trị: Trường hợp sốc nhiễm trùng kháng trị cần liều Dopamin >15mcg/kg/phút hoặc Norepinephrine > 0.25 mcg/kg/phút để duy trì huyết áp trung bình > 60 mmHg.
Các kiểu rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng
Sốc nhiễm trùng có 3 dạng là sốc nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm trùng và sốc nhiễm trùng kháng trị

4. Điều trị rối loạn huyết động trong sốc nhiễm trùng

Việc phát hiện sớm sự thay đổi ScvO2 và lactate trong máu là vấn đề rất quan trọng để điều trị sớm, tiên lượng cho bệnh nhân rối loạn do sốc nhiễm khuẩn. Sử dụng phục hồi huyết động sớm và tưới máu tổ chức sớm góp phần cải thiện hiệu quả điều trị rối loạn do sốc nhiễm khuẩn.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Kiểm soát, duy trì đường thở và hô hấp
  • Khôi phục tuần hoàn bằng cách hồi sức ngay khi tụt huyết áp hoặc Lactate máu > 4 mmol/L
  • Kháng sinh và kiểm soát ổ nhiễm khuẩn: Bằng cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi khuẩn trước khi cho kháng sinh. Tuy nhiên phải cho kháng sinh sớm bằng đường tiêm trong vòng 1-3 giờ đầu. Phối hợp kháng sinh trong các trường hợp người bệnh giảm bạch cầu, nghi ngờ nhiễm trực khuẩn mủ xanh, do cầu khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, ở những người bệnh có suy thận, liều kháng sinh phải dựa vào độ thanh thải creatinin.
  • Điều trị ngoại khoa: Cần dẫn lưu ổ nhiễm trùng sớm nhất trong trường hợp có thể như nhiễm trùng đường mật, mủ màng phổi hay ứ mủ thận ....
  • Dùng Hydrocortison hoặc các sản phẩm của máu như truyền tiểu cầu.
  • Kiểm soát đường máu
  • Điều trị bicarbonate
  • Điều trị dự phòng các biến chứng
  • Lọc máu liên tục: Chỉ lọc máu khi huyết áp tâm thu > 90 mmHg bằng truyền dịch và các thuốc vận mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây