1

Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi

Dựa vào biểu đồ tăng trưởng, bạn có thể đánh giá cân nặng của trẻ đang nằm ở ngưỡng nào và có thể theo dõi tốc độ phát triển của trẻ có phù hợp hay không.

Tại Việt Nam, một em bé sơ sinh trung bình nặng khoảng 2.9 – 3.8 kg khi mới sinh.

1. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?

Rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết con mình lớn hơn hay nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Biểu đồ tăng trưởng là một công cụ giúp cho bạn biết cân nặng và chiều cao (chiều dài của trẻ sơ sinh) của trẻ so với cân nặng và chiều cao trung bình của những đứa trẻ khác cùng trong độ tuổi.

Các con số trong các biểu đồ này chỉ là một tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các số liệu từ quần thể chung. Có thể cân nặng và chiều cao của con bạn cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình. Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong giới hạn bình thường thì trẻ của bạn vẫn đang phát triển đúng mức và khỏe mạnh.

Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, và cân nặng và chiều cao thay đổi đáng kể giữa những đứa trẻ cùng tuổi là điều bình thường. Điều quan trọng hơn là con bạn đang phát triển ổn định.

Bác sĩ sẽ cân và đo trẻ trong mỗi lần khám sức khỏe cho trẻ để đảm bảo sự phát triển của trẻ đang đi đúng hướng. (Nếu con bạn từ 24 tháng tuổi trở xuống, bác sĩ cũng sẽ đo chu vi vòng đầu của trẻ, điều này giúp cung cấp thông tin về sự phát triển não bộ của trẻ). Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển của con bạn.

Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi
Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong giới hạn bình thường thì trẻ của bạn vẫn đang phát triển đúng mức và khỏe mạnh

2. Biểu đồ chiều dài và cân nặng trung bình của trẻ theo tháng

 

Tại Hoa Kỳ, em bé trung bình nặng khoảng 3,3 kg khi mới sinh. Bé gái nặng khoảng 3,2 kg, nhỏ hơn một chút so với trẻ trai khoảng 3,3 kg. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là 49,5 cm, với bé gái là 49cm và bé trai là 50 cm.

Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh (cả trẻ bú sữa công thức và bú sữa mẹ) đều giảm cân trong vài ngày đầu sau sinh, nhưng trong vòng vài tuần chúng sẽ trở lại cân nặng lúc sinh. Cho đến khi 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh tăng khoảng 30 gram mỗi ngày. Đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng gấp đôi trọng lượng lúc sinh và đến 1 tuổi, hầu hết đều tăng gấp ba lần. Hầu hết trẻ sơ sinh cũng phát triển khoảng 25cm vào ngày sinh nhật đầu tiên của chúng.

Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có những thời điểm phát triển vượt bậc, điêu này có nghĩa là sự phát triển không phải lúc nào cũng diễn ra từ từ và có thể đoán trước được.

Dữ liệu trong biểu đồ dưới đây đến từ Tổ chức Y tế Thế giới dành cho trẻ em dưới 2 tuổi và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Đối với trẻ sinh non, hãy sử dụng tuổi thai (không phải tuổi kể từ khi sinh) khi bạn tra cứu thông tin của trẻ trong biểu đồ này. Bạn cũng có thể tìm thấy các biểu đồ tăng trưởng dành riêng cho trẻ sinh non. Nếu bạn có một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một biểu đồ khác.

Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi

3. Cân nặng và chiều cao điển hình của trẻ mới biết đi (từ 12 đến 24 tháng tuổi)

 

Từ 12 đến 24 tháng, hầu hết trẻ phát triển khoảng từ 10 đến 12 cm và tăng khoảng 2,27 kg. Con bạn sẽ bắt đầu trông giống một đứa trẻ nhỏ hơn là một đứa trẻ sơ sinh. Lúc này trẻ bắt đầu có thân hình thon gọn hơn một chút và trở nên có nhiều cơ bắp hơn.

Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi

4. Biểu đồ cân nặng và chiều cao của trẻ từ 2 tuổi trở lên

 

Hầu hết trẻ em trong giai đoạn này tăng khoảng 2kg mỗi năm trong độ tuổi từ 2 tuổi đến tuổi dậy thì. Chúng cũng phát triển chiều cao, gia tăng từ khoảng 8 cm trong khoảng 2 đến 3 tuổi, và 7cm từ 3 đến 4 tuổi. Một thông tin thú vị mà có thể bạn không để ý chúng, nhưng khi được 24 đến 30 tháng, trẻ em có thể đạt chiều cao bằng một phần hai người trưởng thành.

Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi

5. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn

 

Trong độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi, trẻ tăng khoảng 5 đến 8cm mỗi năm. Chúng cũng tăng từ 2 đến 3 kg mỗi năm trong độ tuổi từ 6 đến khi dậy thì.

Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi

6. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ

 

Yếu tố di truyền từ cha mẹ là yếu tố lớn nhất quyết định trẻ sẽ cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu. Nhưng cũng có những yếu tố khác:

  • Tuổi thai: Nếu em bé của bạn sinh ra quá ngày dự sinh, bé có thể lớn hơn mức trung bình và nếu sinh non, bé có thể sẽ nhỏ hơn. (Bởi vì những trẻ nhẹ cân thường được sinh ra sớm, chúng cũng có xu hướng nhỏ hơn.)
  • Tình trạng sức khỏe trong lúc mang thai. Nếu bạn hút thuốc hoặc ăn uống kém trong khi mang thai, bạn sẽ có nhiều khả năng sinh con nhỏ hơn. Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong khi mang thai hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nhiều khả năng sinh một em bé lớn hơn.
  • Giới tính: Bé gái thường nhỏ hơn một chút (chiều dài và cân nặng) khi mới sinh so với bé trai.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Trong năm đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ sẽ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức, trẻ sẽ tăng cân nhanh hơn sau khoảng 3 tháng tuổi. (Trong vài tháng đầu, trẻ bú mẹ phát triển nhanh hơn.) Đến 2 tuổi, trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức có cân nặng tương đương nhau.
  • Nội tiết tố: Nếu con bạn bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, điều đó có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển.
  • Các vấn đề sức khỏe: Nếu con bạn mắc bệnh mãn tính (như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại.
  • Yếu tố di truyền: Ngoài cấu trúc di truyền chung của trẻ (ví dụ như mẹ và bố của trẻ cao), việc mắc một số tình trạng di truyền nhất định - chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Noonan hoặc hội chứng Turner - có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Giấc ngủ: Trẻ sơ sinh lớn lên sau khi ngủ, vì vậy nếu con bạn là có những giấc ngủ đủ, thì trẻ cũng có thể giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi
Biểu đồ tăng trưởng cung cấp cho bạn một hình dung chung về sự phát triển của trẻ

7. Phần trăm biểu đồ tăng trưởng có nghĩa là gì?

 

Biểu đồ tăng trưởng cung cấp cho bạn một hình dung chung về sự phát triển của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng sử dụng phân vị để so sánh sự phát triển của con bạn với những đứa trẻ khác cùng tuổi và giới tính.

Biểu đồ tăng trưởng theo bách phân vị cho chiều cao và cân nặng (hoặc chiều dài đối với trẻ sơ sinh) của trẻ em thuộc cả hai giới tính trong phân vị thứ 50, là mức trung bình. Bất cứ chỉ số nào cao hơn có nghĩa là con bạn lớn hơn mức trung bình. Những chỉ số thấp hơn có nghĩa là trẻ nhỏ hơn mức trung bình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tính cân nặng và chiều cao của con bạn dưới dạng phân vị. Ví dụ: nếu con của bạn ở phân vị thứ 75 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 74 phần trăm trẻ ở độ tuổi và giới tính của trẻ cân nặng thấp hơn và 24 phần trăm nặng hơn.

Các bác sĩ thường sử dụng các biểu đồ tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn. Trẻ em dưới 2 tuổi được đo bằng biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa trên các mô hình tăng trưởng khỏe mạnh cho trẻ em bú sữa mẹ và được xác nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Khi con bạn được 2 tuổi, bác sĩ có thể sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 2,5 tháng nặng 5,2kg tăng cân chậm hơn, ít bú hơn và giấc ngủ lộn xộn thì có bình thường không?

Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  729 lượt xem

Bé 1 tháng 5 ngày nặng 4,8kg tăng 900g so với lúc sinh thì có ít không?

Bé nhà em lúc sinh ra bé nặng 3,9kg ạ. Giờ bé đã được 1 tháng 5 ngày rồi nhưng chỉ nặng 4,8kg. Bé chỉ tăng 900g so với lúc sinh, như vậy là có ít không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2420 lượt xem

Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?

Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1725 lượt xem

Trẻ 6 tháng 26 ngày tuổi, nặng 6,8kg, cao 67cm, tăng cân đều đặn thì có phát triển bình thường không?

Em sinh con trai khi thai được 37 tuần, bé nặng 2,9kg và cao 50cm. Hiện nay bé đã được 6 tháng 26 ngày tuổi, nặng 6,8kg, cao 67cm. Tháng nào bé cũng tăng cân đều đặn, nhưng từ tháng 5 trở đi thì tăng ít hơn những tháng đầu. Hiện bé đã ngồi được, trườn giỏi, chưa mọc răng và ăn dặm ngày 2 cữ, mỗi cữ gần nữa chén bột. Bé nhà em như vậy có phát triển bình thường không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  645 lượt xem

Trẻ sinh nặng 2,9kg, sau 1 tháng 8 ngày tăng lên 3,6kg thì có chậm lớn không?

Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện bé được 1 tháng 8 ngày và nặng 3,6kg thì có tăng cân chậm không ạ? Khi sinh ra bé hay đi xì xoẹt và són phân, giờ đã đỡ hơn, ngày bé đi 3 lần nhưng phân lại có bọt và trong phân còn có cục trắng là bị làm sao ạ? Giấc ngủ của bé cũng không được ổn định, có khi ngủ ngày thức đêm, có hôm ngủ đêm thức ngày và có hôm lại ngủ cả ngày lẫn đêm chỉ thức dậy khi đòi bú. Ngoài ra cả thagns nay bé bị ho ngày 1-2 lần, hôm qua bé ho xong còn bị trớ sữa và nôn ra nữa. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám không ạ? không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1166 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 628 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 758 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 891 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nghe thật ngạc nhiên phải không? Cùng suckhoe123 tìm hiểu nhé

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh
7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh

Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây