1

Bệnh Viêm Não Nhật Bản Ở Trẻ Em - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Sơ lược về phương thức lây nhiễm bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em

Tại Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng mang mầm bệnh

  • Chim sống làng mạc: bông lau, rẻ quạt, chim sẻ, chim liêu điêu, chim khách, chim chích chòe.
  • Nhóm chim kiếm ăn ngoài đồng: cò, sáo quạ, cu cu, cu gáy, chim chèo bẻo

Các loại gia súc có thể mang mầm bệnh 

  • Trâu, bò, dê, cừu , chó
  • Biểu hiện bệnh viêm não gặp ở : lợn, ngựa
  • Lợn là nguồn vi rút quan trọng. Nồng độ vi rút trong máu cao.

Bệnh lây nhiễm qua trung gian muỗi Culex tritaeniorhynchus: con muỗi đốt các con vật mang mầm bệnh sau đó đốt con người sẽ lây truyền bệnh sang người.

Đăc điểm muỗi Culex tritaeniorhynchus

  • Muỗi Culex tritaeniorhynchus là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á. Muỗi này có tập tính thích đẻ trứng ở các thủy vực có nước trong, thường được phát hiện nhiều ở những ruộng lúa nước, mương rãnh...
  • Hình thể muỗi có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc đông dân cư, có nhiều ao, hồ... Muỗi thường đẻ trứng ở những ao nước, ruộng lúa, trứng dính thành bè nổi trên mặt nước.
  • Muỗi cái trưởng thành đốt hút máu vào ban đêm ở trong nhà, kể cả ngoài nhà. Chúng thích hút máu chim, máu lợn nhiều hơn máu người và thường trú ẩn ở các bụi rậm hoặc chuồng gia súc, nhất là chuồng lợn.

Biểu hiện bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em

Biểu hiện bệnh rất đa dạng

Các thể lâm sàng: 

  • Thể tối cấp: diễn ra nhanh chóng, giai đoạn sốt chỉ 1-2 ngày.
  • Cấp tính: thể hành tủy- tủy sống: biểu hiện rối loạn phát âm, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi.
  • Thể viêm màng não đơn thuần: dấu hiệu màng não (cổ gượng, dấu Kernig (+)), đôi khi có rối loạn ý thức, kèm thay đổi dịch não tủy.
  • Thể thô sơ: sốt, nhức đầu, nôn, tiêu lỏng, cứng gáy. Di chứng xuất hiện muộn.

Biểu hiện thể điển hình

  • Giai đoạn ủ bệnh khoảng 1 tuần (5 -15 ngày)
  • Giai đoạn khởi phát: (từ 1 - 4 ngày)
    • Sốt cao đột ngột 390400C, thường sốt liên tục.
    • Đau đầu, đối với trẻ còn bú biểu hiện các cơn khóc thét.
    • Buồn nôn, nôn.
  • Giai đoạn toàn phát: (từ 1 - 2 tuần) sau giai đoạn khởi phát, nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng thần kinh.
    • Rối loạn tri giác: ngủ gà, li bì khó đánh thức, đờ đẫn, hôn mê.
    • Thường có co giật, co giật toàn thân.
    • Có thể có dấu hiệu thần kinh khác: cổ gượng, liệt chi, dấu thần kinh khu trú, tăng trương lực cơ.
    • Có thể có suy hô hấp: khó thở, tím, sốc...

Chẩn đoán bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản dựa vào các biểu hiện của bệnh, các xét nghiệm và vùng dịch tễ trẻ đang sinh sống
Các biểu hiện bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em: sốt, quấy khóc, lừ đừ, li bì, bú kém bỏ bú, nôn , có thể có co giật, yếu, liệt các chi, co gồng, trẻ lớn có biểu hiện cổ gượng, kernig (+), trường hợp thể nặng, thể tối cấp trẻ có thể hôn mê, tím, tái, suy hô hấp, ngưng thở....

Các xét nghiệm: 

  • Công thức máu, phản ứng viêm CRP, đường huyết, điện giải đồ, khí máu (khi có biến chứng suy hô hấp). 
  • Dịch não tủy: dịch não tủy trong, tăng protein nhẹ, tế bào đa nhân tăng 5-1000 ưu thế, sau đơn nhân.
  • Các xét nghiệm giúp chản đoán xác định: phản ứng huyết thanh MAC ELISA tìm kháng thể trong dịch não tủy hoặc máu. Phân lập vi rút viêm não Nhật Bản từ mẫu bệnh phẩm máu, dịch não tủy, kỹ thuật PCR tìm RNA vi rút trong dịch não tủy hoặc máu.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp MRI sọ não (khi cần), chụp xquang phổi...

Dịch tễ: bệnh có thể gây thành dịch, vùng trẻ sinh sống có thể có trẻ bị bệnh tương tự.

Điều trị bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Nguyễn tắc điều trị chung: 

  • Điều trị suy hô hấp, sốc nếu có.
  • Chống phù não nếu có.
  • Điều trị biến chứng
  • Đảm bảo dinh dưỡng 
  • Kháng sinh khi có chỉ định

Phòng ngừa bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em

  • Bệnh viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc đặc trị vì thế việc phòng ngừa là quan trọng nhất. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Clulex Triaeniorhynchus đốt các động vật mang mầm bệnh sau đó đốt sang người lây truyền mầm bệnh sang người vì thế việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản quan trọng nhất cần phải diệt trung gian truyền bệnh.
  • Phòng chống muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài tay, quần dài hạn chế muỗi đốt. Dùng các biện pháp trừ khử muỗi như: vệ sinh môi trường sinh sống, dùng thuốc trừ muỗi...
  • Nếu có nuôi heo, trang trại cần đặt xa nhà, có biện pháp phòng ngừa muỗi đốt heo vì heo là nguồn súc vật mang mầm bệnh.
  • Bên cạnh phòng chống muỗi đốt viêm não Nhật bản chúng ta còn có biện pháp tiêm ngừa tạo miễn dịch cho con người.
  • Trẻ em sẽ được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản theo lịch tại các trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng cũng như tại các bệnh viện có triển khai dịch vụ tiêm ngừa.
  • Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm não Nhật Bản chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi cơ bản và sau đó sẽ được tiêm nhắc mũi thứ 2 sau mũi tiêm thứ nhất (mũi cơ bản) từ 12 đến 24 tháng. Tiêm ngừa là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn cho trẻ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Cho trẻ bú sữa của chị bị viêm gan B thì có bị lây bệnh không?

Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  545 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  671 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  890 lượt xem

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  721 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 622 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 639 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 745 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 642 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 605 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 727 Lượt xem
Tin liên quan
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây