Bệnh vẩy nến da đầu điều trị thế nào?
1. Thuốc bôi tại chỗ
Bước đầu tiên trong điều trị vảy nến da đầu là áp dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương, với các lựa chọn như: dầu gội dược liệu, kem bôi, gel, sữa dưỡng (lotion), keo tạo bọt, dầu, thuốc mỡ và xà phòng. Bạn có thể tìm mua một số các sản phẩm trên có sẵn tại quầy thuốc, tuy nhiên các loại có tác dụng mạnh cần được kê toa.
Các sản phẩm điều trị vảy nến da đầu không kê đơn thường chứa một trong hai loại hóa chất được FDA phê chuẩn cho bệnh này là:
- Axit salicylic;
- Nhựa than (hắc ín).
Thuốc đặc trị vảy nến da đầu kê toa cũng sẽ chứa một hoặc cả hai loại chất trên với nồng độ cao hơn, đồng thời kết hợp với một số dược phẩm khác được FDA chấp thuận, bao gồm:
- Anthralin;
- Thuốc chống vi trùng: Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men có thể đi kèm với bệnh vảy nến đầu;
- Calcipotriene: Một dẫn xuất mạnh của vitamin D;
- Calcipotriene và betamethasone dipropionate: Dẫn xuất vitamin D kết hợp với steroid mạnh;
- Một số loại Steroid bôi tại chỗ khác;
- Tazarotene: Dẫn xuất của vitamin A.
Để phát huy hiệu quả, những loại thuốc đặc trị vảy nến da đầu phải bôi trực tiếp lên da đầu chứ không chỉ thoa ngoài phần tóc. Ngoài ra, việc lưu trữ kem dưỡng ẩm da hoặc thuốc mỡ trong tủ lạnh trước khi sử dụng sẽ tăng thêm hiệu quả làm dịu. Tương tự, nước mát hoặc chườm túi lạnh cũng có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả.
Kiên trì thực hiện theo các hướng dẫn chính xác trên bao bì, hoặc toa thuốc của bác sĩ thì da của bạn có thể lành lại sau 8 tuần. Khi triệu chứng vảy nến đã biến mất, bạn có thể ngăn chặn bệnh tái phát bằng cách gội đầu thường xuyên hoặc 2 lần/tuần với dầu gội dược liệu có thành phần nhựa than hoặc các hóa chất khác kể trên.
2. Quang trị liệu tại phòng khám
Nếu bạn mắc bệnh vảy nến đầu nhẹ ở một vài khu vực, bác sĩ da liễu có thể xem xét tiêm steroid trực tiếp vào đó. Trong trường hợp không đáp ứng với những cách điều trị vảy nến da đầu tại chỗ, liệu pháp quang trị liệu bằng nguồn sáng laser hoặc không laser có thể hữu ích.
Ví dụ, laser excimer tập trung ánh sáng cường độ cao vào các khu vực bị ảnh hưởng và tránh tác động đến vùng da khỏe mạnh xung quanh. Ánh sáng cực tím (UV) đôi khi còn được tích hợp trong một thiết bị cầm tay - được gọi là lược UV, sử dụng để chải cho toàn bộ da đầu. Nếu có mái tóc mỏng, hoặc nam giới cạo đầu trọc, bác sĩ thường khuyên người bệnh ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn.
3. Thuốc đặc trị vảy nến da đầu nghiêm trọng
Nếu bạn bị vảy nến da đầu với mức độ từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống, tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch. Một số loại thuốc uống thường được chỉ định bao gồm:
- Corticosteroid;
- cyclosporine (Sandimmune);
- methotrexate (Rheumatrex);
- Dẫn xuất mạnh của vitamin A (Soriatane);
- Chất ức chế phân tử apremilast (Otezla), uống 2 lần/ngày.
Lưu ý, những loại thuốc đặc trị vảy nến da đầu trên có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, như tổn thương gan, do đó bệnh nhân cần được bác sĩ kê toa và theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, các loại thuốc uống dẫn xuất vitamin khác và mạnh hơn viên uống bổ sung vitamin không kê đơn thường thấy. Việc bổ sung vitamin A và D thông thường sẽ không có hiệu quả trong điều trị vảy nến da đầu.
Biện pháp sinh học là cách điều trị vảy nến da đầu mới nhất được FDA phê chuẩn. Khi tiêm hoặc truyền tĩnh mạch IV, những loại thuốc đặc trị vảy nến da đầu này có khả năng ức chế, giữ cho làn da của bạn không sản sinh quá nhiều tế bào. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, 11 loại thuốc sinh học có thể được chỉ định là:
- adalimumab (Humira)
- brodalumab (Siliq)
- certolizumab peg (Cimzia)
- etanercept (Enbrel)
- guselkumab (Tremfya)
- infliximab (Remicade)
- ixekizumab (Talz)
- risankizumab-rzaa (Skyrizi)
- secukinumab (Cosentyx)
- tildrakizumab-asmn (Ilumya)
- ustekinumab (Stelara)
4. Sống chung với bệnh vẩy nến da đầu
Cần phân biệt vảy nến đầu khác với gàu thông thường. Chúng xuất hiện nhiều hơn, kích thước lớn và có màu bạc. Theo đó, các vảy phải được loại bỏ cẩn thận nhưng tuyệt đối không được chà xát mạnh hoặc gỡ các mảng khi chưa bong tróc.
Bệnh vảy nến trên da đầu cũng khiến việc chải tóc thường ngày trở nên khó khăn hơn. Người bệnh cần thao tác cẩn thận để tránh gây kích ứng da đầu. Bạn có thể sử dụng một chiếc lược để nhẹ nhàng loại bỏ các vảy đã chết, bong tróc. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên làm sạch lược trước mỗi lần sử dụng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Mặc dù không có cách chữa trị triệt để, nhưng nhiều phương pháp có thể kiểm soát và làm giảm các triệu chứng, cũng như ngăn chặn bùng phát trở lại. Nếu tuân thủ kế hoạch điều trị, bệnh nhân hiếm khi phải chịu đựng bệnh vảy nến da đầu nghiêm trọng trong thời gian dài. Các nhân viên y tế cũng có thể đưa ra các lời khuyên để quá trình điều trị phát huy hiệu quả tốt hơn, cũng như giảm bớt căng thẳng và buồn bã cho người bệnh.
5. Giảm căng thẳng
Stress là một trong những tác nhân hàng đầu làm bùng phát thêm các triệu chứng. Người bệnh nên dành thời gian mỗi ngày để thư giãn, chẳng hạn như làm việc yêu thích, nhâm nhi một tách trà, tập thể dục giãn duỗi cơ nhẹ nhàng, hoặc xem video hướng dẫn thiền chánh niệm trực tuyến.
Theo một nghiên cứu nhỏ, những người thực hiện liệu pháp tia cực tím kết hợp với thiền đã có kết quả điều trị tốt hơn so với những người chỉ chữa bằng quang trị liệu đơn thuần. Bạn cũng có thể tìm gặp bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia tâm lý. Nhiều người gặp các vấn đề về da đã kiểm soát bệnh thành công bằng cách đối phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc tích cực.
Nhìn chung, tuân thủ cách điều trị vảy nến da đầu thường mang đến hiệu quả và giúp giảm triệu chứng. Tuy nhiên đừng ngại nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi phương pháp nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi dầu gội, kem hoặc thuốc đặc trị vảy nến da đầu không đủ để kiểm soát tình trạng, bác sĩ có thể đề xuất quang trị liệu bằng tia cực tím, nhắm trực tiếp vào các tổn thương. Ngoài ra còn có các loại thuốc tiêm sinh học giúp ức chế hệ thống miễn dịch.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.