1

Bệnh trĩ – nỗi đau khổ của mẹ bầu - Bệnh viện Từ Dũ

Chẳng mấy mẹ bầu muốn chia sẻ về chứng bệnh “khó nói” này, nhưng nó thật sự là nỗi ám ảnh âm thầm nhưng dai dẳng của không ít mẹ bầu, bởi có đến 20-50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Và hầu hết họ đều chưa từng mắc chứng này cho đến khi họ mang thai.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ đơn giản là chứng giãn tĩnh mạch ở trực tràng, khi các tĩnh mạnh bên trong hoặc bên ngoài hậu môn bạn trở nên to và sưng lên. Chúng thường có kích thước từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như quả nho, và có thể phát triển bên trong trực tràng hoặc nhô ra qua hậu môn.

Bệnh trĩ có thể gây ngứa và khó chịu nhẹ - hoặc hết sức đau đớn. Đôi khi chúng thậm chí gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi bạn đi tiêu.

Tại sao bệnh trĩ phổ biến hơn khi mang thai?

  • Khi em bé trong bụng bạn ngày càng phát triển, tử cung lớn dần lên sẽ gây áp lực ngày càng nhiều lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên.
  • Nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi bị táo bón, bạn thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.
  • Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng lên tĩnh mạch.

Những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
  • Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

Bệnh trĩ đặc biệt phổ biến trong tam cá nguyệt thứ ba, tức là từ tuần 28 tuổi thai trở đi, khi bạn đã trở nên nặng nề bởi sự phát triển của bé yêu trong bụng. Trong hầu hết trường hợp, nó có thể biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị sau khi bạn sinh em bé, khi nồng độ nội tiết tố, lượng máu và áp lực trong ổ bụng bạn giảm về mức bình thường.

Điều trị trĩ trong thai kỳ

Điều trị tại nhà:

Có nhiều cách bạn có thể làm tại nhà để giảm bớt và ngăn ngừa trĩ.

  • Sử dụng giấy mềm để lau nhẹ nhàng khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể  dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Ngâm nước ấm khoảng 10 phút, vài lần mỗi ngày.
  • Chườm đá.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Gác chân trên bục thấp khi ngồi làm việc hoặc khi đi vệ sinh để làm giảm áp lực lên khung chậu.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giúp phân mềm.
  • Không rặn khi đi vệ sinh hay ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
  • Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy cần, đừng giữ quá lâu.
  • Thực hiện bài tập Kegel để tăng cường cơ bắp vùng chậu.
  • Tránh khiêng vác hoặc nâng vật nặng.
  • Ngủ nghiêng để tránh áp lực lên vùng chậu/ hậu môn.
  • Vận động thường xuyên để tăng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa.
  • Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

Điều trị bằng thuốc:

Trong khi mang thai, hãy hỏi ý kiếni bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả loại bôi trên da. Điều này sẽ đảm bảo phương pháp điều trị không gây nguy hiểm cho em bé của bạn.

Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc nhét hậu môn. Hoặc cũng có thể bạn cần các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý

Đừng cố gắng chịu đựng, bởi bệnh trĩ không được điều trị có thể tồi tệ hơn theo thời gian, gây ra các biến chứng khiến đau đớn ngày càng tăng, thậm chí có thể gây thiếu máu nếu bạn bị chảy máu quá nhiều.

Đừng ngại đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. Trĩ không phải là nguyên nhân duy nhất gây chảy máu gần hậu môn của bạn, nên hãy nói chuyện với bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện có máu trong giấy lau hoặc trong phân.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?

Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  859 lượt xem

Muốn chích ngừa Anti-d tại Bệnh viện Phụ sản TW?

Vợ tôi thuộc nhóm máu O, Rh -. Cô ấy đang khám thai ở Bệnh viện tỉnh. Nhưng khi thai đến tuần 29, tôi muốn đưa vợ đến chích Anti-d tại Bv Phụ sản TW cho an toàn hơn, có được không? Vậy giá 1 mũi tiêm là bao nhiêu tiền để tôi còn chuẩn bị mang theo đây?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1175 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  511 lượt xem

Muốn sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, có được không?

Mang bầu được 28 tuần, em đã tiêm ngừa uốn ván mũi đầu. Do nhà ở xa nên từ khi mang thai đến nay em chưa có điều kiện lên Bệnh viện lớn để kiểm tra. Hàng tháng, đi siêu âm ở phòng mạch tư nhân, bs bảo các chỉ số đều bình thường. Nay, em muốn đăng kí sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  478 lượt xem

Bà bầu bị thủy đậu, khám ở khoa nào của Bệnh viện?

Năm nay em 25 tuổi, mang thai được hơn 3 tháng. Em bị thủy đậu, vừa mới lành. Nghe nói bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm nên em muốn đi khám, nhưng không biết khám ở khoa nào của Bv Phụ sản ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  959 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 701 Lượt xem
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 01:59
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp sàng lọc trước sinh như Double Test, Triple Test, NIPT, chọc ối cũng là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý...
 3 năm trước
 1919 Lượt xem
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI 02:47
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
 Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=b476QDNebvITừ tuần thai thứ 36, khách hàng có thể đến 1 trong 3 cơ sở của Bệnh viện...
 3 năm trước
 473 Lượt xem
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:34
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mẹ đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc. Giây phút đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ muốn lưu giữ lại tất...
 3 năm trước
 936 Lượt xem
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 03:40
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
"...thực sự, những điều này mình chỉ cảm nhận được từ mẹ mình thôi, ở những bác sĩ khác dù có đi thăm khám nhiều nơi rồi nhưng chưa bao giờ cảm...
 3 năm trước
 600 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 955 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây