1

Bệnh rối loạn giấc ngủ tiên phát - bệnh viện 103

1. Khái niệm

  • Một người được coi là mất ngủ nếu họ ngủ ít hơn bình thường từ 2 giờ trở lên. Ví dụ một nam thanh niên 25 tuổi, trước đây mỗi ngày ngủ 8 giờ. Nếu bây  giờ anh ta chỉ ngủ được 5 giờ mỗi ngày thì coi như là mất ngủ.
  • Mất ngủ bao gồm mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), mất ngủ giữa giấc (đang ngủ thì tỉnh giấc và phải mất một thời gian dài mới ngủ lại được), mất ngủ cuối giấc (thức giấc sớm lúc 2-3 giờ sáng và không ngủ lại được). Khi tất cả các dạng mất ngủ này nặng lên, bệnh nhân sẽ mất ngủ hoàn toàn.
  • Mất ngủ mạn tính là mất ngủ liên tục, kéo dài trên 1 tháng mà không có nguyên nhân nào rõ ràng (không phải do trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện rượu, nghiện ma túy…).

Thực tế cho thấy, bệnh mất ngủ mạn tính thường kéo dài nhiều năm (hàng chục năm), nhiều bệnh nhân, bệnh kéo dài suốt đời.

2. Nguyên nhân

  • Giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở khe xi nap của một số vùng não được coi là nguyên nhân của bệnh mất ngủ mạn tính. Nồng độ chất serotonin bằng khoảng 70% người bình thường. Như vậy, giảm nồng độ serotonin ở não không trầm trọng như bệnh trầm cảm.
  • Nguyên nhân của giảm nồng độ serotonin là do rối loạn về gien di truyền dẫn đến việc điều tiết sản xuất chất serotonin bị rối loạn.

3. Triệu chứng

Mất ngủ:

  • Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (với người trẻ), cuối giấc (người cao tuổi) hoặc giữa giấc (người trung niên).
  • Hiếm khi bệnh nhân có mất ngủ hoàn toàn. Giấc ngủ thường được bệnh nhân mô tả là không sâu, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc, đầy mộng mị.
  • Vì vậy, khi bệnh nhân tỉnh giấc, họ luôn cảm thấy khó chịu và THÈM được ngủ.

Hưng phấn nhẹ vào buổi chiều tối:

Bệnh nhân cảm thấy phấn khích nhẹ vào buổi chiều tối. Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân khó ngủ hơn. Điều kỳ lạ là khi đọc báo, xem tivi… họ có thể ngủ gật, nhưng khi đi vào giường để ngủ thì họ lại thấy tỉnh táo hoàn toàn và không sao vào giấc ngủ được nữa.

Triệu chứng khác

  • Bệnh nhân vẫn ăn được, chỉ cảm thấy mệt mỏi nhẹ vào buổi sáng. Trí nhớ và chú ý của họ vẫn tốt, họ vẫn đảm nhiệm được mọi công việc bình thường.
  • Điện não đồ của các bệnh nhân này cho thấy sóng alpha mất dạng thoi, giảm cả về  chỉ số và biên độ. Các biệt có bệnh nhân mất hoàn toàn sóng alpha. Ngược lại, sóng betha chiếm ưu thế trên tất cả các đạo trình của điện não đồ. Đôi khi chúng ta nhận thấy có một vài sóng chậm theta biên độ thấp, đỉnh tù ở vùng chẩm, đỉnh, thái dương hai bên. Vì thế, bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn với thiểu năng tuần hoàn não.
  • Bệnh nhân không có tiền sử nghiện rượu, ma túy, chấn thương sọ não…

4. Điều trị

Điều trị mất ngủ mạn tính bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng liều thấp, kết hợp với thuốc an thần mới liều thấp. Bệnh nhân cần được điều trị liên tục tối thiểu 18 tháng dưới sự kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các khó khăn khi điều trị mất ngủ mạn tính:

  • Bệnh nhân đã bị bệnh nhiều năm trước khi đến khám bác sỹ tâm thần, bệnh đã quá lâu, khó chữa.
  • Bệnh nhân đã tự điều trị bằng các thuốc ngủ và bình thần như gacdenal, stilox, seduxen…

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
LẠC LỐI TRONG MA TRẬN CỦA ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT… LIỆU CÓ PHẢI BẠN ĐANG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH? LẠC LỐI TRONG MA TRẬN CỦA ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT… LIỆU CÓ PHẢI BẠN ĐANG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH? 02:02
LẠC LỐI TRONG MA TRẬN CỦA ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT… LIỆU CÓ PHẢI BẠN ĐANG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?
Bạn bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất cân bằng như thể cả thế giới “xoay quanh mình”. Cơn buồn nôn từ đâu ập đến khiến bạn hoang mang, lo...
 3 năm trước
 578 Lượt xem
THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM. THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM. 03:01
THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
 Từng điều trị thành công hàng ngàn trường hợp RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN do THẠCH_NHĨ_LẠC_CHỖ, PGS.TS.BS LÊ MINH KỲ, Phụ trách chuyên...
 3 năm trước
 1126 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây