1

Bệnh lý hiếm gặp: Nhồi máu thận do bóc tách động mạch nguyên phát - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nhồi máu thận

  • Nhồi máu thận là bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 0,007% bệnh nhân khám cấp cứu.
  • Việc chẩn đoán cũng gặp khó khăn và chậm trễ do biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu.
  • Nhồi máu thận là kết quả của tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch hoặc tĩnh mạch thận.
  • Về bệnh lý, nhồi máu thận biểu hiện bằng tình trạng xẹp cầu thận, hoại tử ống thận dẫn tới giảm mức lọc cầu thận, mất chức năng ống thận.

Nguyên nhân

  • Chủ yếu gây nhồi máu thận là do các bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim) gây hình thành cục máu đông, bít tắc động mạch thận.
  • Tổn thương động mạch thận cũng có thể gây nhồi máu thận mặc dù rất hiếm như bóc tách động mạch thận, chấn thương động mạch thận, một số trường hợp có bệnh lý tăng đông máu (thiếu hụt protein C, protein S, bệnh hệ thống)

Triệu chứng

  • Đau bụng, đau mạng sườn hoặc đau vùng hông lưng đột ngột, liên tục, đái máu, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Trên xét nghiệm, bệnh nhân nhồi máu thận thấy protein niệu, hồng cầu niệu, tăng ALT, LDH, CK (do hoại tử), CRP tăng và có thể biểu hiện suy thận (tăng creatinin, ure).
  • Nhồi máu thận dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý như sỏi thận, một số bệnh đường ruột (như nhồi máu mạc treo), bệnh cột sống, viêm cơ, bệnh mạch vành.

Điều trị

  • Hiện chưa có phác đồ điều trị nhồi máu thận do huyết khối từ cơ quan khác hay bóc tách động mạch thận do đây là bệnh hiếm gặp, khó thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
  • Bệnh nhân bóc tách động mạch thận khi được phát hiện sẽ được điều trị chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầu và kiểm soát các yếu tố nguy cơ (huyết áp, mỡ máu) nhằm tránh huyết khối hình thành thứ phát cũng như chuẩn bị cho can thiệp mạch đặt stent.
  • Đối với việc sử dụng thuốc chống đông, ngay sau khi có chẩn đoán xác định bệnh nhân được dùng heparin tĩnh mạch hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp trước khi cho chống đông đường uống (với mục tiêu INR từ 2 - 3).
  • Điều trị can thiệp mạch có hiệu quả điều trị cao với nhóm bệnh lý nhồi máu do tổn thương động mạch thận nhằm tạo hình mạch và đặt stent để tái lập lưu thông mạch. 
  • Điều trị phẫu thuật gồm cắt động mạch và cắt thận. 

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 656 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 736 Lượt xem
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 736 Lượt xem
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 566 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh thận IgA (bệnh Berger) là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh thận IgA (bệnh Berger) là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thận IgA, hay còn được gọi là bệnh Berger, là một bệnh thận mạn tính xảy ra khi immunoglobulin A (IgA) lắng đọng trong thận.

Bệnh thận do thuốc cản quang có nguy hiểm không?
Bệnh thận do thuốc cản quang có nguy hiểm không?

Bệnh thận do thuốc cản quang là một tình trạng hiếm gặp trong đó chức năng thận bị suy giảm sau khi tiếp xúc với một số loại thuốc cản quang. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thận do thuốc cản quang tự khỏi sau một đến hai tuần.

Bệnh lao thận là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh lao thận là gì? Có nguy hiểm không?

Khi bệnh lao xảy ra ở thận, các triệu chứng thường khác với bệnh lao xảy ra ở phổi. Các triệu chứng của lao thận thường giống với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều trị kịp thời là điều rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.

Cấu tạo thận và các bệnh ở thận
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây