1

Bệnh da do tiếp xúc côn trùng - Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh da tiếp xúc do côn trùng là bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa lũ nhiều khi đã trở thành dịch làm người bệnh hoang mang và lo lắng. Căn nguyên và cách lây truyền của bệnh này là do côn trùng, tên khoa học Paederus.

Paederus là một loại Côn trùng thuộc họ cánh cứng ( Ataphylimidac) có khoảng 1400 đến 20000 giống rất giống nhau thường gặp là P. literalis, P. fuscipes  , P.caligatus và Paederus mình dài, thanh 7-10 mm thoạt nhìn như con kiến do đó đồng bào ta hay gọi thành nhiều tên khác nhau: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít ... Kiến này có 3 đôi chân bụng có đốt trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, chúng thường sống ở ven ruộng quanh gốc rạ, ở bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang..v.v. Trong thân kiến khoang có chất Pederin gây cháy bỏng da giống như chất Căngtadin  của sâu ban miêu và chất Phospho ở con Giời.

Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng ,ao hồ. Kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà, những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt , thân mình vô tình giơ tay đập quệt  xiết côn trùng và chất Pedirin có trong côn trùng dây vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt , quần áo. Người bệnh không chú ý xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước ( có trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quết lên da và nổi thành bệnh)

Theo số liệu TT Da Liễu Hà Nội, từ 1/10 – 26/10/1999 tại phòng khám có 1201 bệnh nhân có viêm da tiếp xúc trên tổng số  5569 bệnh da đến khám, tỷ lệ 21,56%.

Biểu hiện lâm sàng

Sau khi tiếp xúc với côn trùng bệnh nhân thấy ngứa, rát, nóng bỏng tại chỗ , sau 6-12h xuất hiện các đám vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ

Theo thống kê :

  • 100% biểu hiện bằng vết đỏ, nền cộm và nóng rát tại chỗ;
  • 80% có tổn thương ở đầu ,cổ , mặt và nửa trên thân mình;
  • 60% có xuất hiện tổn thương vào buổi sáng;
  • 3,82% có sưng và nề hai mi mắt,
  • Một số trường hợp có hình ảnh đối xứng khớp với nhau.

Diễn biến tổn thương

Ban đầu bệnh nhân thấy đau, hơi ngứa, dát tại chỗ căng da biểu hiện đỏ ở một vùng da.

Sau 6-12h thành một đám hơi nề, đỏ cộm , thành vệt, trên nền đỏ nổi thành mụn nước to nhỏ không đều đường kính từ 1- 5mm.

Từ 1-3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ, lúc này cảm giác đau tăng lên  có thể kèm theo cảm giác ngây ngay sốt, mệt mỏi khó chịu, nổi hạch , đau ở vùng cổ nách, bẹn tương ứng với tổn thương.

Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt  5-7 ngày sau mới hết, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau, đi lại khó khăn, các phỏng nước , phỏng mủ tiến triển sau 4-5 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần, khi rụng vẩy để lại vết sẫm màu da.

Có trường hợp bệnh nhân chit nổi một vết đỏ lấm tấm mụn nước nhỏ, hơi ngứa, tổn thương lặn sau 3-5 ngày không thành phỏng nước, phỏng mủ. Trong mùa mưa một bệnh nhân có thể bị đi bị lại 2-4 lần, trong tập thể có thể có 10-12% người bị, bệnh có thể kéo dài 5-20 ngày.

Xét nghiệm

Không có biến đổi gì đặc biệt, trừ một số trường hợp bị phỏng mủ rộng, sưng hạch to đau, bạch cầu có thể tăng cao.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh Zona là một bệnh da do virus thường xuất hiện vào mùa xuân, tổn thương cơ bản là bọng nước đứng thành chùm, thường đứng một bên, xu hướng dọc dây thần kinh, sau 4-5 ngày bọng nước xẹp khô, đóng vảy tiết vàng sẫm , bọng nước khi lành để lại vết sẹo lõm bạc màu, không bao giờ mất.

Kèm theo có hạch lân cận xuất hiện rất sớm , đau rát tại chỗ, tuổi mắc bệnh thường hơn 50 tuổi, xét nghiệm bạch cầu giảm.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị theo giai đoạn tổn thương:

1. Nếu chỉ có dát đỏ, vết đỏ:
Người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà: Dùng nước muối loãng 9‰ hoặc nước vôi nhì, chấm ngày 3-4 lần nhằm trung hoà độc tố của côn trùng, tránh rửa nước nhiều, tránh kì cọ làm da tróc vẩy.

2. Nếu trường hợp đau rát nhiều:

Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu khám và điều trị bằng các thuốc chuyên khoa như:

  • Dung dịch : Yarish , Đalibua , kháng sinh;
  • Các loại hồ làm dịu da: Hồ nước, hồ Tetra – Pred
  • Từ 4- 6 ngày, điều trị bệnh nhân sẽ khỏi bệnh

3. Nếu tổn thương nhiễm trùng hoá mủ:
Dùng các dung dịch thuốc màu: Milian, Xanhmếtylen, thuốc tím pha loãng, sau 4-5 ngày tổn thương hết viêm, bong vẩy tiết cho các loại Crem, mỡ kháng sinh hoặc Corticoid. Trường hợp sốt có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân có thể dùng kháng sinh kết hợp với kháng Histamin tổng hợp và Corticoid nhẹ để uống.

Phòng bệnh

  • Buổi tối khi làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa sổ hoặc có lưới để tránh côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa bão hàng năm.
  • Chú ý phát hiện những côn trùng ở trong nước tắm, khăn mặt, quần áo trước khi dùng và làm vệ sinh môi trường.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 864 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây