1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Tập vật lý trị liệu sau tai biến - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi :

Chào Bác sĩ, mẹ em bị tai biến mạch máu não cách đây không lâu, hiện đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nên tập vật lý trị liệu cho bà. Vậy cho em hỏi có cần thiết phải tập cho bà không ạ? 

Trả lời:

Chào bạn, trong câu hỏi bạn không nói rõ lắm về tình trạng cũng như bệnh sử của mẹ bạn (ví dụ như : thời gian chính xác mẹ bạn mắc bệnh là bao lâu, bị xuất huyết não hay nhồi máu não và tình trạng của mẹ bạn ra sao..). Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bà nên tập vật lý trị liệu là đúng, vì các liệu pháp này sẽ giúp bà cải thiện những vấn đề khiếm khuyết và giảm chức năng sau tai biến.  

Bạn nên theo dõi thêm sức khỏe của bà ở các yếu tố sau để các bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra liệu pháp trị liệu phù hợp: 

  •  Huyết áp : ổn định chưa, có bị dao động khi thay đổi thời tiết không, có phải uống thuốc huyết áp hàng ngày không? 
  •  Sự nhận biết của bà đối với xung quanh : Bà có nói được không, nói có rõ không, và nếu không nói được làm cách nào để bà hiểu và đáp ứng yêu cầu của người tiếp xúc? 
  •  Vận động: Bà có bị tê hay liệt bên nào không, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bà (rửa mặt, ăn uống, vệ sinh….) có sự trợ giúp không và mức độ trợ giúp như thế nào ? 

Chúc mẹ bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1147 Lượt xem
Tin liên quan
Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu
Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu

Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.

Liều dùng thuốc trị loãng xương Tymlos
Liều dùng thuốc trị loãng xương Tymlos

Tymlos (abaloparatide) là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Thuốc có dạng dung dịch lỏng để tiêm dưới da. Người bệnh thường tiêm thuốc một lần mỗi ngày.

Risedronate: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Risedronate: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Risedronate là một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa, điều trị chứng loãng xương và điều trị bệnh Paget xương. Risedronate có dạng viên nén phóng thích tức thì và viên nén phóng thích chậm. Cả hai dạng đều dùng qua đường uống.

Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Xương trong cơ thể chúng ta liên tục bị phân hủy và xương mới được tạo ra để thay thế. Loãng xương xảy ra khi xương bị phân hủy nhanh hơn tốc độ tạo xương mới, điều này dần dần khiến xương trở nên xốp, yếu đi và dễ bị gãy hơn.

Prolia: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Prolia: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Prolia (denosumab) là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Prolia có dạng dung dịch lỏng được tiêm dưới da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây