[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Mẹ từng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, liệu con có bị không? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chào bác sĩ, trước đây khi mang thai tôi được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ và đã điều trị. Hiện tại con tôi được 3 tháng tuổi. Tôi không biết là con tôi có mắc bệnh đái tháo đường không? Nếu có thì nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị cho cháu. Xin cám ơn.
Trả lời:
Trong y học chẩn bệnh là khâu quan trọng nhất. Có xác định ra bệnh thì mới có hướng điều trị và tiên lượng về sau.
Nguyên nhân và các trường hợp nên kiểm tra đái tháo đường
Nguyên nhân gây ra đái tháo đường được xếp vào hai nhóm:
- Gene di truyền: Chủng tộc, gia đình. Đây là yếu tố không điều chỉnh được (unmodifiable factors).
- Lối sống & môi trường: ăn uống, vận động. Đây là yếu tố có thể cải tạo, điều chỉnh được (modifiable factors).
Có 10 trường hợp được khuyến cáo nên kiểm tra đái tháo đường gồm:
- Gia đình trực hệ (bố, mẹ, anh chị em ruột…) có người đái tháo đường.
- Chỉ số khối cơ thể, BMI ≥ 23 kg/m.
- Sinh con nặng ≥ 4kg hay bị ĐTĐ thai kỳ.
- Có rối loạn lipid máu (LDL cao, HDL thấp, Triglyreride cao).
- Vòng eo lớn (Nam ≥ 90cm, Nữ ≥ 80cm).
- Buồng trứng đa nang.
- Có dấu hiệu kháng insulin lâm sàng (béo phì, ngủ sau ăn, dấu gai đen..).
- Tăng huyết áp.
- Tiền căn có bệnh mạch vành.
- Ít vận động tay chân.
Theo thư chị hỏi, con chị nằm trong trường hợp (1) có quan hệ “trực hệ” là mẹ bị đái tháo đường. Do đó, cháu cần phải đi xét nghiệm để tầm soát.
Các tiêu chí thường dùng để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trong y khoa
Y học thường dựa vào 1 trong các tiêu chí sau để chẩn đoán:
Đái tháo đường:
- HbA1c ≥ 6,5%
- Đường máu đói Go ≥ 7.0 mmol/L ( ≥ 126 mg/dL)
- Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose, G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL)
- Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL)
Tiền (sắp) đái tháo đường:
- HbA1c từ 5,7% - 6,4%
- Đường máu đói Go từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL)
- Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 đo trong mức từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL).
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Liệu thai nhi có mắc bệnh thiếu máu không?
Em đi khám thai ở Bệnh viện về, kết quả khám chung là bình thường. Nhưng các chỉ số hồng cầu của em thì giảm (MCV 73.3 MCH 23.6 MCHC 32.2). Bác sĩ yêu cầu chồng em làm huyết đồ thì cho chỉ số bình thường (MCV 90.1 MCH 30.2 MCHC 33.5). Vậy, con em khi sinh ra có mắc bệnh thiếu máu không ạ?
- 1 trả lời
- 110 lượt xem
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 510 lượt xem
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 294 lượt xem
Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?
- 1 trả lời
- 139 lượt xem
Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?
Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?
- 1 trả lời
- 146 lượt xem







Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)