[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Đầy hơi khi mang thai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi :
Chào bác sĩ, cho em hỏi triệu chứng đầy hơi, khó tiêu khi đang mang thai có nguy hiểm không ạ? Và cách xử trí như thế nào ạ?
Trả lời :
Trong những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu khổ sở vì ốm nghén và đầy hơi, nên không muốn ăn gì. Khi mang thai, hoóc-môn làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm.
Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II - III của thai kỳ vì bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày của mẹ bầu. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản, ngoài ra, hệ tiêu hóa ở mẹ bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến mẹ bầu luôn bị đầy hơi và thậm chí đau bụng
Để khắc phục chứng đầy hơi khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý :
- Uống đủ nước : nên uống ít nhất 8-10 ly mỗi ngày.
- Tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa khí và đầy hơi.
- Không ăn đường tinh luyện: chị em cần loại bỏ nước ép trái cây ngọt và đồ uống có ga khỏi chế độ ăn uống, bởi vì chúng có chứa fructose giúp tăng cường và làm trầm trọng thêm đầy bụng trong thời gian mang thai.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ : nên tăng lượng chất xơ từ từ vì ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón.
- Nói không với các món ăn dễ gây sình hơi như đậu, hành, bông cải xanh và cải bắp. Các loại thực phẩm chiên có thể không gây ra khí độc, nhưng chúng sẽ làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn và đóng góp vào sự đầy hơi.
- Chia nhỏ bữa ăn: một cách đơn giản để đánh bại đầy bụng khi mang thai là ăn ít hơn nhưng thường xuyên hơn.
- Ăn chậm: tạo thói quen nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt. Ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp hệ thống tiêu hóa không bị quá tải và giảm được lượng khí.
Nếu bạn có cảm giác khó chịu ở đường ruột như đau bụng hoặc quặn bụng, hoặc có máu trong phân, tiêu chảy nặng thì hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 790 lượt xem
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 492 lượt xem
Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 1170 lượt xem
Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?
Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 251 lượt xem
Cảm cúm khi mang thai, có cần đi viện khám?
Mang thai được 14 tuần, mấy hôm nay em bị ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, ho nhẹ và khàn tiếng. Không biết, em có cần đến Bệnh viện thăm khám, uống thuốc không ạ?
- 1 trả lời
- 305 lượt xem







Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40