1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Các bệnh lý ở trẻ em (Phần 3) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

21. Chào Bác sĩ, em có 2 câu hỏi mong được bác tư vấn ạ:

1. Bé nhà em là bé gái vậy nên vệ sinh bộ phận sinh dục của bé thế nào sau khi bé đi tiểu hay đại tiện ạ? Có được vệ sinh bên trong bộ phận sinh dục của bé hay không ( vì e thấy có cặn trắng trắng 2 bên cánh).

2. Bác cho em xin biểu đồ hay bảng theo dõi cân nặng chiều cao chuẩn của trẻ với ạ, bé dù sinh đủ tháng nhưng khi sinh chỉ có 2.4 Không vậy có liệt vào trẻ sinh non để theo dõi cân nặng,chiều cao không hay cứ theo chuẩn của bé bình thường khác ạ?

Chào bạn, với bé gái khi rửa bạn nên rửa từ trước ra sau nhé, không rửa từ sau ra trước. Bạn có thể rửa 2 bên cánh 1 cách nhẹ nhàng để loại bỏ chất bẩn nhé. Bé sinh đủ tháng nhưng cân nặng chỉ 2.4 Kg, con bạn được liệt vào nhóm nhẹ cân lúc sinh chứ không phải đẻ non. Bạn có thể truy cập bảng chiều cao, cân nặng của viện dinh dưỡng Quốc gia để theo dõi bé nhé. Trân trọng!

22. Chào Bác sĩ, bé 14 ngày mắt bé thường siêng bị đổ ghèn, màu mắt tròng trắng nhìn có màu vàng đục, ngày em nhỏ nước muối sinh lý cho bé 2 lần. Vậy có bị sao không ạ? Mong được bác tư vấn, em xin cảm ơn ạ.

Chào bạn, ở giai đoạn này mắt bé có thể bị viêm tắc tuyến lệ. Bé có thể chảy nước mắt sống, có ghèn. Bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý khi mắt bé có ghèn, không nên nhỏ mắt thường xuyên cho bé. Rửa sạch tay rồi masage nhẹ nhàng ở khóe mắt để thông tuyến lệ. Nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu mắt sưng đỏ, có mủ, hoặc tình trạng ghèn không cải thiện sau 1 tuần mẹ masage khóe mắt. Kết mạc mắt bé bị vàng do giai đoạn này bé bị vàng da và đang giảm dần, mẹ kiểm tra xem lòng bàn tay, chân bé còn vàng không nhé, còn thì đến cơ sở y tế thăm khám nhé. Trân trong!

23. Chào Bác sĩ, cho em hỏi bé được 8 tháng nên bổ sung loại Canxi nào ạ, bé nhà e có dấu hiệu thiếu Canxi ạ. Em cảm ơn bác.

Chào bạn, trẻ trên 6 tháng, đã có thể ăn dặm, đầu tiên, các bạn có thể bổ sung Canxi cho trẻ qua thức ăn chứa nhiều Canxi như thức ăn động vật, sữa công thức và các loại khác: thịt, cá, hải sản, thủy sản. Bạn có thể bổ sung Canxi qua thực phẩm chức năng đã được bổ sung Canxi. Với những bé thiếu Canxi nặng quá có thể bổ sung bằng các loại thuốc giàu Canxi, có hàm lượng Canxi cao. Tuy nhiên, việc bổ sung Canxi qua thực phẩm chức năng hay qua các loại thuốc cần tham khảo qua ý kiến của các Bác sĩ bởi cần có vitamin giúp cho bé hấp thu Canxi như vitamin D, Magie, vitamin K2 và nhiều các vitamin, vi khoáng khác. Bạn nên đưa bé đi thăm khám để được tư vấn chính xác hơn nhé. Trân trọng!

24. Chào Bác sĩ, bé nhà cháu 2 tháng tuổi. Cách đây 1 tuần bé bị ho nhẹ và thở khò khè, nghẹt mũi khó thở. Cháu đưa bé đi khám Bác sĩ bảo bị viêm hô hấp trên do lây cảm cúm từ mẹ (ở nhà bé nằm điều hoà 28-29 độ, từ lúc sinh ra cháu đã nhỏ đều ngày 2 lần nước muối sinh lý cho bé). Sau khi khám Bác sĩ cho về nhà nhỏ nước muối và hút mũi cho bé chứ không cần nhập viện. Cháu cho bé về nhà chăm sóc đến nay gần 1 tuần rồi, không cho nằm điều hoà nữa, mẹ cũng khỏi cảm cúm rồi. Bé thì có đỡ ho hơn chút nhưng mà vẫn còn nghẹt mũi nhiều lắm. Ngày cháu phải dùng 3-4 lọ nước muối sl rửa mũi rồi hút mũi 3-4 lần bé mới thở được. Mũi hút ra lúc thì dịch vàng lúc dịch nhầy màu trắng. Bé không bị sốt. Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu nên làm gì để bé nhanh hết nghẹt mũi ạ? Liệu tình trạng này kéo dài có biến chứng qua viêm phổi hay viêm tai giữa không ạ? Nếu có cháu cần phải làm gì để bé không bị biến chứng qua 2 bệnh này ạ? Mong Bác sĩ tư vấn giúp cháu, cháu cảm ơn ạ!

Chào mẹ, theo mình thấy hiện tại em bé vẫn đang còn nghẹt mũi nhiều. Việc mẹ đang vệ sinh là rất tốt nhưng mẹ có thể cải thiện thêm như sau. Mẹ vệ sinh nhiều lần trong ngày 4-5 lần/ ngày, khi em bé nghẹt mũi nhiều có thể làm bấc sâu kèn để làm thông thoáng hơn cho bé, tránh khói thuốc lá, giữ nhiệt độ phòng khô, thoáng, tránh quạt và điều hòa trực tiếp lên bé, nên uống bổ sung thêm vitamin c và d3 cho trẻ. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ nên cho bé đi khám để có tư vấn và điều trị tốt nhất, tránh được tình trạng bội nhiễm hoặc biến chứng như mẹ đã nêu à. Hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của mẹ.
Em cảm ơn Bác sĩ ạ. Bác sĩ có thể tư vấn cho em loại Vitamin C và D3 nào phù hợp cho bé ạ? Khi nào bé hết nghẹt mũi em có thể cho bé nằm lại phòng điều hoà được không ạ?
Hiện tại, mẹ có thể dùng ceelin x 1 chai, uống 2.5 ml buổi sáng và aquadetrim (vitamin d3) x 1 chai, ngày 2 giọt buổi sáng.Tình trạng nếu nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài, mẹ nên cho em bé đi khám lại mẹ nhé. 

25.  Chào Bác sĩ, cho mình hỏi về việc bổ sung D3 là bắt buộc không ạ? Có cần phải đi khám mới biết thiếu hay đủ để bổ sung?

Chào mẹ, việc bổ sung vitamin D3 hay các vitamin khác là việc cần nhưng không hoàn toàn bắt buộc, một số vi chất khi bổ sung sẽ giúp ta hấp thu tốt hơn. Tùy theo độ tuổi của em bé mà cần bổ sung vitamin hay vi chất phù hợp. Nếu em bé lên cân tốt, không đau ốm và chơi bình thường thì đa phần em bé ổn à. Nếu em bé chậm lên cân, suy dinh dưỡng, hay " ốm vặt" hoặc có vấn đề làm mình lo lắng, chị có thể cho cháu đi khám và đánh giá, nếu nghi ngờ thiếu chất mới cần phải xét nghiệm kiểm tra.

26. Em chào bác, cho e hỏi: Con e hiện nay được 2 tuổi, thường hay nóng sốt về đêm, ra mồ hôi trộm ở lưng, mông, cổ(sau gáy), nếu bật điều hòa thì tình trạng này đỡ hơn, còn nếu dùng chỉ quạt thì cháu dễ ra mồ hôi, vậy thì bật điều hòa có ảnh hưởng gì đến hô hấp của cháu không bác. Và thêm 1 câu hỏi nữa là cháu thường hay bị ho, sổ mũi và đi khám thì các Bác sĩ thường kê zinnat 125mg, cháu uống có bị lờn thuốc k bác? Em cảm ơn ạ.

Chào bạn, việc dùng điều hòa nếu áp dụng tốt vẫn mang lại lợi ích tốt cho bé. Theo kinh nghiệm bản thân, mẹ có thể cho bé dùng điều hòa, duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 26-28 độ đối với thời tiết ở Đà Nẵng mình, tránh quạt và điều hòa chiếu trực tiếp vào vị trí giường trẻ nằm, vệ sinh điều hòa thường xuyên theo lịch và thay đổi không khí trong phòng (tắt điều hòa khi trời sáng sớm và chiều muộn), vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá trong gia đình. "Lờn kháng sinh" chỉ đặt ra khi dùng kháng sinh không đúng chỉ định, dùng thuốc không đúng liều và thời gian điều trị. Mẹ có thể đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ để có tư vấn tốt nhất nhé

27. Chào Bác sĩ, tháng 6.2018 bé bắt đầu đi học mẫu giáo. Đầu tháng 7 bé nhà mình (30th) nhập viện vì ngộ độc thức ăn sau đó là viêm phổi. Bé uống thuốc 1 tuần không hết nên chuyển sang điều trị thở khí dung và tiêm điện 1 tuần thì cho xuất viện. Từ lúc xuất viện đến nay bé vẫn ho ít ít và sổ mũi. Mẹ có dẫn bé đi khám thì được cho uống siro prospan. Tối hôm qua đến giờ bé ho nặng tiếng và nghẹt mũi. Bác sĩ cho mẹ lời khuyên về sức khỏe của bé ạ. Cảm ơn Bác sĩ.

Chào mẹ, em bé có ho nhiều hay không à? ho nhiều về đêm hay ho cả ngày à? Tình trạng ho trở lại của em bé có thể là do tình trạng viêm hô hấp trên, dịch ứ đọng gây ho, cũng có thể do bệnh lý tại vùng hô hấp dưới. Để yên tâm và rõ ràng hơn, mẹ có thể cho em bé đi khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ để có hướng tư vấn và điều trị tốt nhất à

28. Chào Bác sĩ,  Bé nhà em 15 tháng tuổi, cách đây 2 tuần bé bị sốt. Em Đưa bé đi khám bị viêm họng. Bác sĩ Cho thuốc uống 5 ngày hết viêm họng, nhưng lại sổ mũi, mua thuốc uống 5 ngày nhưng không thấy hết sổ mũi, em nấu cháo bỏ nén vô ăn 3 lần thì thấy đỡ (từ mũi xanh sang mũi loảng)nhưng đến nay vẫn chưa thấy khỏi (mỗi ngày e đều lấy lọ nước muối làm vệ sinh mũi). Bác sĩ cho em hỏi phải làm thế nào mới hết chảy mũi ạ, Cảm ơn Bác sĩ.

Chào mẹ, đa phần việc chảy mũi nước, ho khúc khắc có thể là phản ứng của cơ thể với dị nguyên lạ ( bụi, phấn hoa, chất gây kích ứng...) hoặc do virus. Tình trạng sẽ cải thiện khi tránh xa dị nguyên, vệ sinh mũi thường xuyên, giữ vệ sinh tay chân, giữ môi trường khô, thoáng, không ẩm mốc. Nếu tình trạng chảy mũi, ho ít, không ảnh hưởng chức năng sinh hoạt của em bé chỉ cần theo dõi, uống bổ sung vitamin kèm vệ sinh như trên là được mẹ à. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều, chảy mũi đục một bên mũi, khó thở thì mẹ mới cần cho trẻ tái khám lại thui. ( do virus thì qua thời gian 5-7 ngày sẽ tự cải thiện, không cần dùng kháng sinh, chỉ phòng tránh bị lại do đợt virus khác thui)

29. Bác sĩ cho hỏi bé nhà em đã được 2 tháng. Từ lúc sinh đến giờ thỉnh thoảng bé thở khò khè. Em có làm vỗ rung long đờm và rửa mũi cho bé nhưng vẫn không hết. Khoảng 1 tuần nay bé có chảy ít nước mũi trong. Hôm trước đi khám Bác sĩ cho kẽm về uống. Uống hết rồi có cần uống nữa không ạ? Em cũng đang bổ sung D3 cho bé. Cảm ơn Bác sĩ.

Chào mẹ, hiện tượng sổ mũi và ứ đọng dịch mũ ở trẻ nhỏ thường gặp thôi ạ, do mũi trẻ còn nhỏ, dịch tiết nhiều, mạch máu ở mũi nhiều dễ viêm và xung huyết, phản xạ đào thải dịch còn kém. Lớn dần em bé sẽ cải thiện dần thui. Mẹ để ý vệ sinh mũi, dùng bấc sâu kèn khi nghẹt mũi nhiều, bú mẹ thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ, tránh khói thuốc lá. Tránh quạt, điều hòa trực tiếp vào người trẻ mẹ nhé
Nếu em bé sốt, ho nhiều, ho đàm, nôn trớ nhiều mẹ nên cho trẻ đi khám. Nếu vẫn chơi, bú tốt, không ho nhiều, vẫn lên cân đều và chơi thường thì theo dõi thôi mẹ nhé.Mẹ đang làm rất tốt rùi ạ. Mẹ đã uống bổ sung kẽm đợt này thì mẹ có thể bổ sung lại trước khi em bé ăn dặm vào giai đoạn 5 tháng rưỡi - 6 tháng là được à

30. Bác sĩ cho mình hỏi bé mình rất dễ bị ho nếu ăn 1 loại thức ăn (kem, nước ngọt có ga...) mình hay cho bé uống siro ho con ong Zarbee’scủa mỹ. Bé khỏi nhanh, nhưng sau đó 1, 2 tuần trở lại bé ho lại. Cho mình hỏi nếu mình dùng thuốc ho thảo dược thường xuyên có ảnh hưởng gì không ạ. Cảm ơn bác !

Chào mẹ, ở trẻ em nhỏ nên hạn chế cho trẻ ăn ngọt và đồ uống có gas mẹ nhé. Ho cũng nhiều nguyên nhân khác nhau, cần khám và đánh giá tuy nhiên đa phần ho là phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp tống đờm, chất ứ đọng trong cơ thể. Nếu ho không nhiều, ho không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như ăn, ngủ thì không cần thiết phải điều trị thuốc ho cho bé, cũng như việc chọn lựa thuốc ho theo khuyến cáo mới không rút ngắn thời gian điều trị hơn mẹ nhé. Mẹ không nên dùng thuốc ho kéo dài khi không rõ chẩn đoán, đôi khi không cần thiết, đôi khi tốn kém thêm à

31. Bác sĩ ơi, 2 bé nhà e hay bị ho sổ mũi thở khò khè quá. Mỗi lần bị là phải uống kháng sinh. Bác sĩ có cách nào để bé không bị tái bệnh nữa không ạ?

Chào mẹ, đa phần việc chảy mũi nước, ho khúc khắc có thể là phản ứng của cơ thể với dị nguyên lạ ( bụi, phấn hoa, chất gây kích ứng...) hoặc do virus. Tình trạng sẽ cải thiện khi tránh xa dị nguyên, vệ sinh mũi thường xuyên, giữ vệ sinh tay chân, giữ môi trường khô, thoáng, không ẩm mốc. Nếu tình trạng chảy mũi, ho ít, không ảnh hưởng chức năng sinh hoạt của em bé chỉ cần theo dõi, uống bổ sung vitamin kèm vệ sinh như trên là được mẹ à. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều, chảy mũi đục một bên mũi, khó thở thì mẹ mới cần cho trẻ khám lại thui. Những trường hợp trên, Bác sĩ mới xem xét can thiệp hoặc điều trị kháng sinh. Kháng sinh không dùng điều trị triệu chứng chảy mũi đơn thuần mẹ nhé ( do virus thì qua thời gian 5-7 ngày sẽ tự cải thiện, không cần dùng kháng sinh, chỉ phòng tránh bị lại do đợt virus khác thui)

32. Xin chào Bác sĩ, cho em hỏi các bé nhà em (7t,3t,1t) cũng thường bị ho, chảy mũi. Vậy mình có cách gì để phòng ngừa bệnh không ạ? Và cần bổ sung gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể ạ. Xin cảm ơn

Chào mẹ, để phòng bệnh khi vào mùa, mẹ thực hiện cho em bé như sau: Nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ, bú sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ dưới 4 tháng tuổi và càng lâu càng tốt, chủng ngừa cho trẻ đầy đủ, uống Vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác (sắt, kẽm, ...) theo hướng dẫn, giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh, tránh khói thuốc lá : khói thuốc lá làm tăng nguy cơ NKHHCT và tăng nguy cơ viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ, tránh nơi ô nhiễm, khói bụi. Tránh nấu bếp bằng than, củi, tránh cho trẻ gần gũi người đang cảm ho, tránh cho trẻ đến chỗ đông người nhất là khi đang có nhiều người cảm ho. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ: đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc NKHHCT và đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  796 lượt xem

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  715 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  749 lượt xem

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2602 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 652 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 621 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 753 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây