1

Bác sĩ chuyên khoa chỉ những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải - Bệnh viện Bạch Mai

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, không thể chữa dứt điểm và cần được điều trị, quản lý, theo dõi liên tục suốt đời, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp. Nhiều người thường tự mày mò các phương pháp điều trị bằng mẹo hoặc kinh nghiệm dân gian. Điều này dẫn đến những quan niệm sai lầm, ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh, gây ra những biến chứng đáng tiếc.

Chia sẻ bên lề buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân ĐTĐ tháng 11/2017 gắn với ngày phòng chống ĐTĐ thế giới, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Trưởng Khoa Nội tiết ĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai chỉ rõ những sai lầm người bệnh bệnh ĐTĐ hay mắc phải.

PV: Một số bệnh nhân ĐTĐ thường không kiên trì điều trị, đang uống thuốc tây rồi tự ý bỏ thuốc, lấy thuốc lá về uống…. Xin bác sĩ cho biết thực trạng bệnh nhân ĐTĐ thường gặp phải những sai lầm gì trong điều trị?

PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân: Đối với bệnh nhân ĐTĐ trên thực tế có rất nhiều sai lầm xuất phát từ bản thân bệnh nhân không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị. Rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột thì điều ấy cũng mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người ĐTĐ cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…Bên cạnh đó việc luyện tập thể dục thể thao cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân.

Sai lầm thứ hai mà người bệnh ĐTĐ hay gặp do chưa hiểu rõ về căn bệnh của mình. ĐTĐ là căn bệnh mãn tính, phải điều trị cả đời. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân nghĩ rằng chỉ cần với một đơn thuốc của bác sĩ thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau khi hết đơn thuốc thì không cần tái khám. Tuy nhiên nếu ngừng thuốc thì chỉ số đường máu sẽ tăng cao và nếu không được kiểm soát thì bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Một sai lầm nữa mà bệnh nhân ĐTĐ cũng hay gặp phải là theo dõi đường máu. Rất nhiều người bệnh nói rằng tôi theo dõi đường máu rất tốt, tuần nào tôi cũng thử đường máu và đều thử vào buổi sáng khi đói, vậy tại sao tôi vẫn bị biến chứng?

Đấy là một sai lầm vì không phải chỉ cần thử đường máu một tuần một lần và thử vào lúc đói mà chúng ta vẫn cần theo dõi đường máu sau ăn. Việc tăng đường máu sau ăn quá cao cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng cho người bệnh. Do đó người bệnh bắt buộc phải theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn, và không phải chỉ 1 lần trong 1 tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong 1 tuần, nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi đường máu ổn định rồi thì sẽ giảm dần số lần thử đường máu.

Một sai lầm tiếp theo chúng tôi cũng hay gặp trong quá tình điều trị là nhiều bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 đa phần là người lớn tuổi, bên cạnh ĐTĐ họ có các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu…nhưng người bệnh chỉ chăm chăm kiểm soát đường máu thôi mà quên đi mất 2 yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipit máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh.

PV: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng bàn chân. Xin bác sĩ có thể chia sẻ với độc giả rõ hơn về loại biến chứng này?

PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân: Một trong những sai lầm quan trọng nhất người bệnh ĐTĐ hay mắc phải là vấn đề kiểm soát đường máu, mỡ máu cũng như huyết áp. Biến chứng bàn chân là một biến chứng để lại hậu quả nặng nề, tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh. 

Như vậy mạch máu, thần kinh, nhiễm trùng là 3 yếu tố tác động làm cho tổn thương bàn chân rất nặng nề. Có những bệnh nhân khi đến với chúng tôi chỉ đơn giản là giẫm phải 1 cái gai và sau đó mưng mủ nhưng người bệnh chủ quan và không điều trị đến nơi đến chốn, sử dụng rất nhiều kháng sinh nhưng không kiểm soát đường máu. Nhiễm trùng lan rộng từ mô mềm vào xương, sau đó viêm xương, tổn thương xương thì chắc chắn không thể giữ được bàn chân và bắt buộc phải đoạn chi.

Pv: Từ thực trạng trên, bác sĩ có khuyến cáo gì đối với các bệnh nhân bị tiểu đường trong việc điều trị bệnh?

PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân: Người bệnh ĐTĐ muốn điều trị tốt thì mỗi người bệnh phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa của mình để có một mục tiêu điều trị riêng cho bản thân mình. Mỗi một mục tiêu điều trị riêng như vậy thì mỗi người bệnh sẽ sử dụng những loại thuốc khác nhau để có thể kiểm soát đường máu của mình.

Bên cạnh đó người bệnh phải luôn nhớ rằng kiểm soát đường máu phải song song với việc kiểm soát mỡ máu, tình trạng tăng huyết áp, tim mạch là vô cùng quan trọng và chúng ta phải thường xuyên luyện tập, tuân thủ chế độ ăn cũng như kiểm tra đường máu định kỳ để giúp chúng ta biết được rằng chúng ta đang ở mức độ nào để có thể kiểm soát đường máu tốt và các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay rất nhiều người bệnh ĐTĐ sử dụng đơn thuốc của người quen hoặc người thân mách bảo. Tuy nhiên trên thực tế mỗi bệnh nhân sẽ có một đáp ứng thuốc khác nhau và có một mục tiêu, một tiêu chí điều trị khác nhau.

Do đó chúng ta không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia và chính tình trạng sử dụng chung đơn thuốc như vậy đôi khi đã để lại cho người bệnh những tác dụng không mong muốn như tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan suy thận…

PV: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 746 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 722 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 518 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 630 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 625 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 577 Lượt xem
Tin liên quan
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường

Thêm đậu phộng và bơ đậu phộng vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị bệnh đái tháo đường type 2.

Người bệnh tiểu đường cần chú ý những gì khi tập thể dục?
Người bệnh tiểu đường cần chú ý những gì khi tập thể dục?

Thói quen tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng có một số điều mà người bệnh cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tập luyện.

9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường
9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường

Mặc dù đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Một trong những điều mà nhiều người hiểu sai nhất là chế độ ăn uống khi mắc đái tháo đường.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Nước tiểu đục có phải là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường?
Nước tiểu đục có phải là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra hiện tượng nước tiểu đục khi có quá nhiều đường tích tụ trong nước tiểu. Đôi khi, nước tiểu còn có mùi ngọt hay mùi trái cây. Bệnh đái tháo đường còn có thể dẫn đến các biến chứng về thận hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và cả hai đều có triệu chứng là nước tiểu đục.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây