Anh ở đầu sông, em cuối sông.. Lọc chung nguồn nước, thận sẽ thôi đục trong.
Ở đây các trẻ lớn bé, tuổi nào cũng có. Có những bé là tuổi ăn học hay những bạn nhỏ đáng lẽ sắp phơi phới vào đời vẫn phải vào đây. Vì trời kêu ai nấy dạ. Nên chỉ biết sống chung với bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
- Tr ơi, mệt không con, đau nhiều không? Anh bác sĩ vừa hỏi, vừa nghe phổi, mắt chăm chú nhìn vào sinh hiệu, lực thở và biểu đồ huyết áp có nguy cơ cao vút lên do quá tải và phù phổi bất cứ lúc nào..
- "Dạ đau bác ơi. Mà con cũng thấy khoẻ chứ hỏng dám than đâu..Con quen vậy rồi." Đứa trẻ đen nhẻm chịu nhiều biến chứng bệnh thận mạn, làn da xanh xao và phù nề nặng hai cẳng chân vẫn gắng gượng cười đáp lời BS lễ phép..
Nhân viên y tế ở đây hay bệnh nhân đều nói chuyện gần gũi, xởi lởi như 1 gia đình. Không phải vậy mà tiêu cực lúc nào cũng u sầu đâu nhé. Y bác sĩ sẽ chia thành 2 ca, canh suốt 24/24 mỗi đợt chạy thận, để có thể đảm bảo chất lượng an toàn khi lọc máu, đêm đang giành lại sự sống cho các siêu nhân không bao giờ đầu hàng với số phận. Họ phải sống cùng với nỗi đau của bọn trẻ, dù thế vẫn kiên cường.
Bọn trẻ ở đây hiền ngoan, nhưng ngặt cái số phận nghiệt ngã, đa số nhà nghèo, ngoại tỉnh vào Sài Gòn chạy thận, ở nhà thuê, ba mẹ làm mướn..
Bởi vậy nên lo cho mấy bạn cực nhưng thích, mỗi lần chạy và lọc hàng giờ, lằng nhằng đủ khâu và mệt cả đôi bên, chỉ biết động viên chúng, rồi đưa cho các con điện thoại để nghe nhạc, xem hoạt hình cho qua ngày..Thấy nụ cười rạng rỡ, lời cảm ơn ân cần là chúng tôi vui liền. Những điều đơn giản vậy đó, hay cả những thứ vô cùng bình thường như nhắc nhở hằng ngày các cháu ăn nhạt, uống nước kiêng khem, không ăn bánh snack...dù nhiều khi bận bịu câu nhắc có cọc lốc xíu cô bác cũng không thể quên, hẳn là nó còn hơn những lời dỗ dành nâng niu dịu ngọt, bởi chúng làm người ta trong trẻo và thanh thản, với nghề và cả với tâm huyết y nghiệp chúng tôi đã chọn..
Sài Gòn năm Covid đệ nhị, tháng hạ nóng hừng hực, ngày mưa dầm ủ dột, và đêm thì tĩnh lặng nhưng đầy tình thương tại Khoa Thận Nội Tiết Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.
Mặc dù hầu hết mọi người sinh ra đều có hai quả thận nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn có thể sống bình thường khỏe mạnh khi chỉ có một quả thận.
Nhìn chung, rất hiếm khi ung thư xảy ra ở cả hai quả thận. Ung thư thận hai bên chỉ chiếm 1 – 5% tổng số ca ung thư biểu mô tế bào thận - loại ung thư thận phổ biến nhất.
Bị ung thư biểu mô tế bào thận có thể sống được bao lâu? Yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến tiên lượng ung thư thận là giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Khả năng sống sót sẽ cao hơn nhiều nếu như ung thư được phát hiện sớm khi chưa lan ra ngoài thận và có thể phẫu thuật cắt bỏ.
Các giai đoạn ung thư thận thường có những biểu hiện khác nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống ở các giai đoạn này cũng khác nhau. Bao gồm tình trạng sức khỏe tổng thể, phương pháp điều trị và mức độ lan rộng của ung thư cũng có ảnh hưởng đến tiên lượng của người bệnh.