1

7 lưu ý giúp người tiểu đường tập luyện thể lực hiệu quả - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Sau đây là 7 lưu ý giúp người bệnh đái tháo đường để có thể tập luyện thể lực hiệu quả.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.

Bạn cần có sự tư vấn từ bác sĩ để chọn cho mình bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, các biến chứng (nếu có), các thuốc hạ đường huyết đang dùng, và điều    kiện thời tiết tại địa phương.

Khởi động và thư giãn

Dành ra 5 – 10 phút để khởi động làm nóng cơ thể, giúp cơ thể dần làm quen với cường độ tập luyện, điều chỉnh nhịp thở, nhịp tim và huyết áp… trước khi bắt đầu bài tập chính.

Không để bị mất nước

Trung bình, mỗi tiếng rèn luyện thể lực sẽ khiến cơ thể bạn mất 1.5 lít nước, vậy nên hãy tuân thủ những khuyến cáo sau đây:

  • Trước khi tập: uống ít nhất 500 ml nước trong vòng 1 tiếng.
  • Trong khi tập: uống 150 ml nước mỗi 15-20 phút
  • Sau khi tập: tiếp tục uống khoảng 500 ml nước.

Cẩn thận với thời tiết nóng bức

Việt Nam là nước nhiệt đới với nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C, và có rất nhiều ngày nắng nóng trong năm. Để tập an toàn, người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ những lời khuyên:

  • Chọn thời điểm mát mẻ trong ngày để tập luyện (sáng sớm hoặc chiều)
  • Mặc quần áo thoáng mát, màu sáng, phù hợp cho việc vận động
  • Tránh vận động cường độ cao khi thời tiết nóng bức
  • Uống đủ nước, nhưng tránh các loại thức uống có cồn.

Lắng nghe cơ thể

Cơ thể mỗi người sẽ có cách thích ứng riêng với cường độ tập luyện. Trong quá trình tập, nếu bạn cảm thấy quá sức thì hãy dừng lại một chút và lắng nghe cơ thể mình.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

  • Trước và sau khi tập, bạn nên kiểm tra và ghi lại chỉ số đường huyết của mình. Nếu bạn tập với cường độ từ một giờ đồng hồ trở lên, hãy nghỉ vài phút giữa buổi để nạp năng lượng và đo glucose huyết.
  • Mang theo đường, kẹo, trái cây hay nước ép để nạp năng lượng, đề phòng tình trạng hạ glucose huyết trong khi tập.

Hãy tìm bạn đồng hành để cùng tập luyện

Bất cứ ai có chung sở thích tập luyện đều có thể là đồng đội của bạn: láng giềng, người thân, hoặc người nào đó nắm rõ bệnh tình của bạn để hỗ trợ khi cần thiết.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết TW

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 637 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 537 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 759 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 736 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?

Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng có ý kiến cho rằng người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu vang vì rượu vang làm tăng đường trong máu. Vậy uống rượu vang đỏ có lợi hay có hại cho người bệnh tiểu đường?

Uống giấm táo có thực sự giúp điều trị bệnh tiểu đường?
Uống giấm táo có thực sự giúp điều trị bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh mãn tính, xảy ra do khả năng kiểm soát đường (glucose) trong máu của cơ thể bị suy giảm. Các phương pháp tiêu chuẩn để điều trị tiểu đường type 2 là dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và một trong số đó là giấm táo – một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng giấm táo có thể giúp ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép không?
Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép không?

Rất nhiều người có thói quen uống nước ép rau củ quả mỗi ngày. Mặc dù đúng là nước ép rau củ quả tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch hay làm đẹp da nhưng không phải ai cũng nên uống nước ép, biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu xem liệu uống nước ép có thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe của những người bị tiểu đường hay không.

Uống trà có lợi gì đối với người mắc bệnh tiểu đường?
Uống trà có lợi gì đối với người mắc bệnh tiểu đường?

Có rất nhiều loại trà và mỗi loại mang lại những lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Một số loại trà đặc biệt có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng độ nhạy insulin. Tất cả những điều này đều rất cần thiết cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Bài viết này sẽ nói về những lợi ích của trà đối với bệnh tiểu đường, những loại trà mà người bệnh tiểu đường nên uống và một số lưu ý khi uống trà.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây