1

7 bước chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Hầu hết các tổn thương loét bàn chân ĐTĐ đều có thể phòng ngừa được thông qua giáo dục sức khỏe, phát hiện và điều trị sớm tích cực.

Sau đây là 7 bước chăm sóc bàn chân đối với những bệnh nhân mắc ĐTĐ:

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

  • Hãy tìm một thời điểm thích hợp nhất trong ngày để kiểm tra chân và làm điều đó như một thói quen.
  • Chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để quan sát kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân xem có vết xước, vết phồng rộp, cục chai chân hay vết đau nào không.

Hãy rửa chân hàng ngày

  • Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (Dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rử̉a bằng nước ấm và xà bông trung tính.
  • Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân. Nếu da chân bị khô sử dụng kem làm ẩm da (không bôi kem vào kẽ ngón chân).

Phòng tránh bỏng bàn chân

  • Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá.
  • Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, xông hơi bàn chân bằng nước nóng …vì dễ gây bỏng.

Đến gặp bác sỹ

Nếu bạn có tổn thương sau: loét bàn chân hay có vết chai chân, móng quặp, nấm móng…

Chăm sóc móng chân

Cách cắt móng chân:

  • Cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt. Cắt móng chân theo đường ngang.
  • Tránh cắt móng sâu vào phía trong.

Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp. Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.

Giũa những móng chân dày.

Mang giày, tất phù hợp với bàn chân

Tất: Bằng len hoặc cotton. Tất có độn bông. Mũi tất không trật. Đường may nổi không thô, ráp.

Mua giày lúc nào?

Mua vào buổi chiều. Đo cả hai chân. Đứng thử giày. Đi giày từ từ. Không bao giờ đi giày mới cả ngày, những ngày đầu không mang quá 1 giờ/ ngày.

Chọn giày:

Rộng và sâu ở phần mũi giày. Đế cao su dày. Gót không cao. Đệm gót chắc chắn. Buộc dây hoặc băng dán. Lót trong nhẵn.

Giữ cho mạch máu được lưu thông

  • Hãy đặt chân lên ghế khi ngồi xuống. Không bắt chéo chân trong thời gian dài.
  • Hãy cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày.
  • Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết TW

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 759 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 736 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 537 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 637 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 587 Lượt xem
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 03:24
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, thần kinh,...
 3 năm trước
 650 Lượt xem
Tin liên quan
Chăm sóc bàn chân khi mắc bệnh tiểu đường type 2
Chăm sóc bàn chân khi mắc bệnh tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề như bệnh thần kinh và lưu thông máu kém có thể khiến vết thương ở bàn chân không được phát hiện hoặc chậm lành. Tình trạng này có thể khiến cho các vết thương thông thường như vết cắt hay trầy xước bị nhiễm trùng và trở thành vết loét sâu.

Các nguyên nhân gây ngứa chân ở người bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây ngứa chân ở người bệnh tiểu đường

Ngứa chân ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể là do lưu thông máu kém hoặc do tổn thương dây thần kinh ở cẳng chân và bàn chân. Cả hai tình trạng này đều là do lượng đường trong máu cao gây ra.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính xác gây ra điều này vẫn chưa được xác định rõ nhưng rất có thể một phần là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm có béo phì và mức cholesterol cao. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây