1

5 câu hỏi về bệnh thiếu máu do thiếu sắt - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng?

Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự thiếu hụt về kích thước và số lượng hồng cầu hoặc giảm sổ lượng huyết cầu tố trong hồng cầu. Hậu quả của bệnh lý thiếu máu là làm giảm sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể, làm suy giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho các mô tế bào.

Có nhiều dạng thiếu máu:

  • Thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo hermoglobin, như sắt, vitamin B12, a-xít folic hay vi khoáng đồng.
  • Thiếu máu do băng huyết, các bệnh hủy hoại máu trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh nhiễm, do ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất...

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thới giới (WTO) thiếu máu xảy ra khi:

  • Lượng huyết cầu tố ở dưới mức 11mg/100ml máu đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi; dưới 12mg/100ml máu đối với trẻ từ trên 6 tuổi đến 14 tuổi; 13mg/100ml máu ở nam giới và 12mg ở phụ nữ.
  • Đối với phụ nữ mang thai là dưới 11mg/100ml máu. 

2. Những nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt

Nguyên nhân

  • Do chế độ ăn - uống không hợp lý, thiếu những thực phẩm giàu chất sắt, cơ thể không hấp thụ được chất sắt do bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, thiếu một số a-xít trong dạ dày, bệnh đường ruột
  • Dưới tác dụng của tân dược như các loại thuốc chữa loét dạ dày tagamet, zantac hay kháng sinh tetracyline làm giảm dịch vị a-xít trong dạ dày;
  • Không sử dụng chất sắt trong trường hợp mắc bệnh dạ dày kinh niên;
  • Gia tăng nhu cầu sắt để tăng khối lượng máu ở tuổi đang lớn, có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, thất thoát máu do băng huyết vì thương tích, loét dạ dày, bệnh trĩ, ung thư đường ruột, ký sinh trùng ruột hay khi có kinh nguyệt.

Triệu chứng

  • Lơ đễnh, trạng thái mệt mỏi
  • Khó thở khi làm việc nặng
  • Tim đập mạnh, đau đầu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau lưỡi và vòm họng gây khó nuốt thức ăn
  • Móng tay mỏng và phẳng
  • Tóc hay rụng và dễ gãy.
  • Một triệu chứng đặc biệt là bệnh nhân thích ăn đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường. 

3. Vai trò của sắt đối với con người 

  • Trong cơ thể con người có khoảng 5-6g chất sắt, liên kết với nhiều protein khác nhau. Khoảng 2/3 lượng sắt nằm trong huyết cầu tố và protein trong hồng cầu.
  • Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, giúp chuyên chở dưỡng khí đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ thán khí ra khỏi cơ thể; chất sắt cũng là thành phần của nhiều loại en-zym trong hệ miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn.
  • Sắt còn giúp chuyển hóa là beta-carotene thành sinh tố A, tạo ra chất collegene để liên kết các tế bào với nhau. Sắt còn có chức năng dự trữ ô-xy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến tiền liệt.

4. Nhu cầu chất sắt hàng ngày của con người là bao nhiêu?

  • Chất sắt là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu và không thể thay thế được đối với sức khỏe con người.
  • Nhu cầu hàng ngày của cơ thể để đảm bảo không xẩy ra tình trạng thiếu máu là khoảng 1mg cho cả nam giới và nữ giới (không trong chu kỳ hành kinh);
  • Đối với phụ nữ trong chu kỳ hành kinh cần được tăng lên 2mg/ngày;
  • Phụ nữ mang thai có nhu cầu chất sắt cao hơn, khoảng 3-4mg/ngày;
  • Thiếu niên đang tuổi trưởng thành -2mg/ngày;
  • Trẻ sơ sinh - 1,5mg/ngày. 

5. Những loại thực phẩm nào giầu chất sắt

  • Thực phẩm giầu chất sắt phải kể tới đầu tiên là gan động vật và hạt bí ngô, chưa 10mg/100g.
  • Tiếp đến là lòng đỏ trứng gia cầm, giá gạo, giá đỗ, vừng, các loại hạt đậu, đỗ: 5-8mg/100g.
  • Hạt hướng dương, các loại sò, ốc biển, bánh mì đen, lạc, thịt bê, cá biển - 2,5-5mg/100g.
  • Súp lơ xanh, xu hào, cải bông xanh, gạo lức, trái bơ, pho-mát - 0,75-1,5mg/100g.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.

Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cà phê có tác động như thế nào đến bệnh gút?
Cà phê có tác động như thế nào đến bệnh gút?

Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều cho thấy cà phê góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Cà phê chứa nhiều hợp chất có lợi, gồm có các khoáng chất, polyphenol và caffeine.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây