1

Bệnh Pellagra - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Pellagra là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin PP. Thương tổn da thường xuất hiện ở vùng hở, nặng lên vào mùa xuân hè, thuyên giảm vào mùa đông.
  • Bệnh không tự khỏi nếu không được điều trị, ngoài tổn thương ở da còn tổn thương nội tạng như tiêu hoá, thần kinh và trường hợp nặng có thể gây tử vong.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

- Vitamin PP gồm 2 chất:

  • Axít nicotinic hay còn gọi là niacin.
  • Amit nicotinic hay còn gọi là nicotinamit.

- Ngoài ra rối loạn chuyển hoá axit tryptophan cũng góp phần gây nên bệnh Pellagra.

- Bệnh pellagra do rối loạn chuyển hoá vitamin PP (thường là do thiếu vitamin PP), nguyên nhân thiếu vitamin PP rất đa dạng. Có thể do 1 trong những nguyên nhân sau:

  • Ăn ngô hoặc lúa miến nguyên chất (không chế biến hoặc chỉ ăn ngô và ăn lúa miến mà không ăn thêm các loại ngũ cốc khác).
  • Rối loạn hấp thụ của cơ quan tiêu hoá. Trường hợp này ngoài thiếu vitamin PP còn kèm theo thiếu các vitamin nhóm B khác như B1, B2, B6.
  • Rối loạn chuyển hoá axít amin tryptophan.
  • Ăn chế độ ăn hoàn toàn bằng rau.
  • Do thuốc: một số thuốc làm ảnh hưởng tới chuyển hoá và hấp thụ vitamin PP như rimifon, sulfamid, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm.
  • Do khối u ác tính.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

- Thương tổn da

+ Bắt đầu là dát đỏ giới hạn rõ rệt, trên có vảy da, có khi có bọng nước, mụn nước. Nếu thương tổn mới phát, da vùng bị bệnh sẽ phù nhẹ, dần dần da trở nên khô dày và sẫm màu. Người bệnh có cảm giác ngứa, nóng ở vùng thương tổn.

+ Vị trí

  • Ở mặt: thương tổn hay gặp ở hai bên vành tai, rãnh mũi, má (có khi tạo thành hình cánh bướm), trán, cằm, tháp mũi (ít khi xuất hiện ở mi mắt).
  •  Vùng tam giác cổ áo.
  • Mu tay, mặt duỗi cẳng tay, mu chân.

+ Các thương tổn có ranh giới rõ rệt, khu trú ở vùng hở (vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời). Ngoài các vị trí hay gặp nói trên, bả vai cánh tay, khuỷu tay, đầu gối cũng bị thương tổn (các thương tổn này thường gặp ở người bệnh mặc quần đùi, áo may ô).

- Thương tổn niêm mạc

  • Viêm môi, viêm lợi.
  • Âm đạo, âm hộ, hậu môn, bìu cũng có khi bị thương tổn với tính chất da khô, dày, có vảy da.
  • Hồng ban dạng Pellagra: đây là bệnh pellagra không điển hình, các biểu hiện lâm sàng chủ yếu xuất hiện trên da. Thương tổn cơ bản là da đỏ, bong vảy da. Bệnh khu trú ở vùng tiếp xúc với ánh nắng (vùng hở). Nếu không chữa, bệnh sẽ chuyển sang bệnh pellagae thật sự.

- Thương tổn nội tạng:

  • Cơ quan tiêu hoá: ỉa chảy, chán ăn, buồn nôn, đôi khi có rối loạn chức năng gan. Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuất hiện trước khi có thương tổn da.
  • Thần kinh: người bệnh thường đau đầu, chóng mặt, đau các dây thần kinh ngoại biên, giảm trí nhớ, có khi có dấu hiệu thiểu năng tinh thần, rối loạn thị giác.

b) Cận lâm sàng

  • Vitamin PP trong máu giảm
  • Dấu hiệu của suy dinh dưỡng: giảm protein huyết thanh, thiếu máu nhược sắc, giảm canxi máu có thể đi kèm.
  • Giải phẫu bệnh: bọng nước trong thượng bì, thâm nhập các tế bào viêm tại trung bì nông.

c) Chẩn đoán xác định

Dựa vào những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chủ yếu sau:

  • Người bệnh thiếu ăn hoặc nghiện rượu.
  • Tổn thương dát đỏ, bọng nước hoặc dát thâm.
  • Vị trí vùng da hở, ranh giới rõ với da lành.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn về tâm thần.
  • Vitamin PP trong máu giảm.

d) Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm da tiếp xúc: một số hoá chất nhất là hoá chất bay hơi gây ra viêm da tiếp xúc ở vùng hở, chẩn đoán dựa vào tiền sử tiếp xúc với hoá chất. Diễn biến cấp tính, có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào nếu tiếp xúc với hoá chất gây dị ứng. Loại bỏ hoá chất gây dị ứng bệnh sẽ khỏi.
  • Lupus ban đỏ: ban hình cánh bướm, tăng nhạy cảm ánh nắng, ban đỏ hình đĩa, đau khớp, loét niêm mạc, biểu hiện tâm thần kinh, tổn thương thận, giảm một hay cả ba dòng tế bào máu, tràn dịch đa màng, biến đổi miễn dịch, kháng thể kháng phospholipid. Nếu có 4 trên 11 tiêu chuẩn thì chẩn đoán là lupus ban đỏ hệ thống.
  • Viêm da do ánh nắng: phát vào mùa xuân hè, có yếu tố cảm quang ở trong các lớp biểu bì da, nếu loại bỏ các chất cảm quang này và hạn chế ra nắng bệnh sẽ giảm hay khỏi hoàn toàn.

4. ĐIỀU TRỊ

a) Điều trị tại chỗ

  • Thuốc bong vảy, mỡ acid salicylic.
  • Kem kẽm.
  • Kem chống nắng.

b) Điều trị toàn thân

  • Vitamin PP là thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Liều lượng: 500mg/24h chia làm 4 lần.
  • Lưu ý: phải uống thuốc sau khi ăn no. Thuốc có thể gây dị ứng.
  • Nên cho thêm vitamin B1, B2, B6.
  • Điều trị bằng vitamin PP thương tổn da sẽ giảm và mất đi nhanh nhất và trước nhất. Các dấu hiệu rối loạn thần kinh và rối loạn tiêu hoá sẽ giảm và mất đi sau.
  • Chế độ dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Bệnh thường xuất hiện và nặng lên vào mùa hè. Mùa đông giảm đi chứ không khỏi hẳn.
  • Nếu không được điều trị bệnh tiến triển càng ngày càng nặng. Da dần dần thâm, khô, dày, bong vảy liên tục. Các biểu hiện nội tạng sẽ nặng dần lên nhất là rối loạn tiêu hoá và đau dây thần kinh ngoại biên. Một số trường hợp nặng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

6. PHÒNG BỆNH

  • Nên ăn các loại ngũ cốc khác nhau tránh chỉ ăn hai loại ngũ cốc là ngô và lúa miến đơn thuần.
  • Chế độ ăn nên kèm theo thịt cá và các chất có nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B.
  • Nên kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, phát hiện một số bệnh có liên quan.
  • Không uống nhiều rượu bia.
  • Bảo vệ và bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/2015.

Bệnh chốc - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)
Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)

Một số bệnh về lợi, nguyên nhân, triệu chứng và tóm tắt điều trị

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1254 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  940 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1083 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1137 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  773 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây