1

4 lợi ích ít ai ngờ tới của stress

Mặc dù stress mạn tính là điều cần phải cố gắng tránh nhưng stress ở mức độ vừa phải có thể có lợi.
4 lợi ích ít ai ngờ tới của stress 4 lợi ích ít ai ngờ tới của stress

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói rằng stress gây hại cho cơ thể như thế nào. Stress có thể gây mất ngủ, tăng cân và làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bất chấp những tác hại này, chúng ta vẫn sống, hít thở và ăn uống bình thường khi bị stress, tất nhiên đó là điều chẳng ai mong muốn. Stress đôi khi giống như đám mây đen mà chúng ta không thể thoát ra được. Ngay cả khi chúng ta nghĩ trời đang nắng, stress vẫn xuất hiện và khiến chúng ta quay trở lại hiện thực.

Mặc dù stress gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhưng không ít người nhận thấy rằng họ cảm thấy tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn khi bị áp lực.

Tất nhiên, ai cũng muốn sống vui vẻ mỗi ngày mà không bị stress nhưng chúng ta đều biết rằng điều này là rất khó hay thậm chí là không thể. Vì vậy, thay vì cứ mãi mơ về một cuộc sống hoàn toàn không có áp lực và căng thẳng, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực về stress. Trên thực tế, stress không chỉ gây hại mà đôi khi cũng mang lại một số lợi ích.

Stress tốt và stress xấu

Nhiều người cho rằng tất cả các loại stress đều có hại nhưng thực tế không phải vậy. Trên thực tế, không phải mọi loại stress đều giống như nhau. Rõ ràng, khi bạn đang bị stress hay áp lực vì một điều gì đó thì rất khó để nhìn thấy được mặt tích cực. Và nếu có ai đó nói với bạn rằng stress có lợi cho sức khỏe thì chắc chắn bạn sẽ thấy vô lý. Nhưng thật ra, điều này là có cơ sở.

Điều này không có nghĩa là bạn nên làm cho cuộc sống của mình trở nên phức tạp và tạo ra stress. Stress có thể được chia thành hai loại là “stress tốt” và “stress xấu”. Stress mạn tính là một loại stress xấu. Loại stress này ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, tinh thần cũng như sức khỏe về thể chất và gây ra các triệu chứng như lo lắng, mệt mỏi, tăng huyết áp, tăng cân, giảm khả năng nhận thức, tập trung…

Mặc dù stress mạn tính là điều cần phải cố gắng tránh nhưng stress ở mức độ vừa phải có thể có lợi. Cơ thể con người có phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy (flight-or-fight), đây là phản ứng sinh lý bẩm sinh xảy ra khi có mối đe dọa. Cơ thể chúng ta có cơ chế xử lý các tác nhân gây stress thông thường hàng ngày và khi cơ chế phòng vệ tự nhiên này phát huy tác dụng, sức khỏe sẽ được cải thiện. Vì vậy, trước khi coi stress là “kẻ xấu”, hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích của stress đối với sức khỏe.

Các lợi ích của stress

1. Cải thiện khả năng nhận thức

Áp lực và sự lo lắng khi đối diện với stress mức độ vừa phải có thể làm tăng hiệu suất của não. Điều này là do mức độ stress vừa phải sẽ củng cố sự kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não, điều này giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, đồng thời giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Trong một nghiên cứu tại Đại học Berkeley, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở chuột thí nghiệm, những sự kiện stress ngắn khiến các tế bào gốc trong não phát triển thành các tế bào thần kinh mới, dẫn đến hiệu suất tinh thần tăng lên sau hai tuần.

Hiệu suất não tốt hơn có thể là lý do tại sao nhiều người làm việc hiệu quả hơn khi bị stress.

Nếu bạn nghi ngờ lợi ích sức khỏe của stress đối với não, hãy tự đánh giá hiệu suất làm việc vào những ngày bạn gặp stress cao. Bạn có thể nhận thấy rằng mình tập trung và làm việc hiệu quả hơn so với những ngày ít hoặc không bị stress.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh

Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy xảy ra khi bị stress nhằm mục đích bảo vệ chúng ta, cho dù đó là do bị thương hay nhận thức mối đe dọa khác. Nồng độ hormone stress ở mức độ vừa phải còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Stress vừa phải sẽ kích thích sự sản xuất một chất hóa học tên là interleukins và giúp tăng cường chức năng miễn dịch một cách nhanh chóng để chống lại bệnh tật. Điều này khác với người anh em song sinh xấu xa của nó - stress mạn tính - làm giảm chức năng miễn dịch và tăng tình trạng viêm.

Vì vậy, lần tới khi bạn bị stress, hãy nhớ đến lợi ích này. Đôi khi, stress “tốt” trong cuộc sống giống như một loại vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh tật.

3. Giúp bạn mạnh mẽ hơn

Có một điều không thể phủ nhận là stress gây ảnh hưởng đến tinh thần nhưng stress cũng có thể giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo thời gian, việc trải qua các tình huống khó khăn sẽ dần dần tôi luyện khả năng đối diện và ứng phó. Khi gặp phải một điều gì đó khó khăn, có thể bạn sẽ nghĩ đó là điều tồi tệ nhất và suy sụp vì không biết cách đối phó. Nhưng khi đối mặt với những tình huống khác nhau và vượt qua những vấn đề khác nhau, bạn sẽ không còn cảm thấy hoảng loạn và đối phó tốt hơn khi gặp sự cố tương tự trong tương lai.

Nếu không tin, hãy thử nghĩ về một tình huống khó khăn mà bạn đã từng gặp phải trong quá khứ. Bạn xử lý tình huống đó như thế nào khi nó lần đầu tiên xảy ra? Bây giờ, hãy nghĩ đến hiện tại. Gần đây bạn có gặp phải tình huống tương tự không? Nếu có thì lần này bạn có xử lý vấn đề theo một cách khác không? Nếu câu trả lời là có thì có nghĩa là khả năng ứng phó của bạn đã có sự tiến bộ. Vì bạn biết điều gì sẽ xảy ra và hiểu được những kết quả có thể đến nên bạn sẽ có khả năng kiểm soát tình hình tốt hơn. Và điều này giúp bạn không bỏ cuộc hay suy sụp trước áp lực. Đây là cách mà stress làm cho bạn mạnh mẽ hơn.

4. Tăng cường sự phát triển của trẻ

Có thể bạn đã nghe hoặc đọc câu chuyện về những phụ nữ mắc chứng trầm cảm và lo âu nghiêm trọng khi mang thai và sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Đúng là mức độ stress cao có thể tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Vì vậy các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu cần giữ cho tinh thần thoải mái và hạn chế stress, lo lắng một cách tối đa.

Mặc dù stress mạn tính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ nhưng mức độ stress vừa phải khi mang thai sẽ không gây hại đến thai nhi. Một nghiên cứu của Johns Hopkins vào năm 2006 đã theo dõi 137 phụ nữ từ khi mang thai cho đến khi con họ được 2 tuổi. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ bị stress mức độ nhẹ đến vừa khi mang thai có những kỹ năng phát triển sớm tốt hơn khi được 2 tuổi so với những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ không bị stress.

Tất nhiên, nghiên cứu này không có nghĩa là nên chủ động tạo ra stress trong khi mang thai. Nhưng nếu bạn phải đối mặt với stress định kỳ hàng ngày thì đừng quá lo lắng. Điều đó thực sự có thể giúp ích cho sự phát triển của bé.

Kết luận

Nói tóm lại, stress không hoàn toàn là một điều có hại. Stress ở mức độ vừa phải và xảy ra không quá thường xuyên cũng mang lại những lợi ích nhất định như cải thiện khả năng nhận thức, hiệu suất làm việc, giảm nguy cơ bệnh tật và giúp chúng ta mạnh mẽ hơn. Stress mức độ vừa phải trong thai kỳ còn có lợi cho sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng là xác định stress tốt và stress xấu. Miễn là không xảy ra thường xuyên và kéo dài, stress có thể là một điều tích cực trong cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Stress ảnh hưởng như thế nào đến bệnh lupus ban đỏ?
Stress ảnh hưởng như thế nào đến bệnh lupus ban đỏ?

Stress có thể khiến cho bệnh lupus ban đỏ bùng phát. Kiểm soát stress là một điều quan trọng để kiểm soát chứng bệnh này và ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Tác động của căng thẳng (stress) đến các hệ thống trong cơ thể
Tác động của căng thẳng (stress) đến các hệ thống trong cơ thể

Căng thẳng kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy (fight-or-flight) của cơ thể. Căng thẳng mạn tính có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hệ thống, gồm có hệ miễn dịch, tiêu hóa và tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây