Uống sữa có gây mụn không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Sữa làm tăng lượng insulin trong cơ thể và một yếu tố giống insulin có tên IGF-1.
- Các yếu tố này sẽ khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây mụn đầu đen và mụn đầu trắng, thậm chí là mụn mủ.
- Những người bị mụn cần tránh các loại đồ ăn có chứa whey protein như phô mai, tiếp đó là sữa và kem.
Giới thiệu
Nếu bạn sống ở Mỹ hoặc Canada, chắc hẳn bạn đã được nghe rất nhiều về hai thông tin trái ngược về sữa và các sản phẩm từ sữa. Các công ty thì không ngừng quảng cáo rằng sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và photpho tốt cho xương, vì thế đây là những thực phẩn không thể thiếu trong chế độ ăn. Trong khi đó, có nhiều người lại phản đối ý kiến này vì theo họ, uống nhiều sữa có thể gây hại cho sức khỏe.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể chứng minh được ý kiến nào là đúng nhưng hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi “Uống sữa có gây mụn không?”
Sữa và vấn đề mụn ở con gái tuổi dậy thì
Vào những năm 90, các nhà nghiên cứu đến từ Bệnh viện Brigham and Women, trường Sức khỏe Công cộng Harvard cùng nhiều viện nghiên cứu uy tín trên khắp thế giới đã cùng tiến hành một nghiên cứu trên 7843 nam giới và 9016 nữ giới trong suốt khoảng thời gian thiếu niên đến khi họ trường thành để theo dõi chế độ ăn uống và sức khỏe của họ.
Những tình nguyện viên trên được hỏi về tần xuất mà họ ăn một số loại đồ ăn nhất định như: sữa, chocolate sữa, kem, thức uống dinh dưỡng, phô mai, sữa chua, cream cheese, sữa lắc và bơ. Họ còn được hỏi về tần suất uống một số loại sữa như sữa đậu nành, sữa nguyên kem, sữa gầy và một số loại sữa khác. Các nhà nghiên cứu cũng thăm dò ý kiến của các tình nguyện viên về chocolate, khoai tây rán, pizza bởi những đồ ăn này đều có thể gây mụn.
Vào năm 1999, các nhà nghiên cứu đã lấy số liệu về chiều cao, cân nặng, và việc sử dụng thuốc tránh thai (đối với tình nguyện viên nữ), bên cạnh đó họ đưa ra câu hỏi: “Hãy đánh giá mức độ bị mụn của mình so với những người xung quanh” với 5 lựa chọn:
- Hầu như không bao giờ bị mụn
- Thi thoảng mới có vài cái mụn
- Thường xuyên nhưng ít mụn
- Thi thoảng nhưng rất nhiều mụn
- Thường xuyên bị nhiều mụn
Sau khi tổng hợp kết quả, các nhà khoa học đưa hai kết luận bất ngờ về tình trạng mụn ở nữ giới:
- Những người uống nhiều sữa thường bị mụn nhiều hơn.
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo không gây hại đến da mụn.
Do vậy, các đồ ăn như khoa tây chiên, phô mai hay bơ không gây mụn mà sữa bao gồm cả sữa tách béo mới là thủ phạm.
Theo các nhà khoa học, các loại hormone tăng trưởng được tiêm vào bò sữa không phải nguyên nhân gây mụn. Nguyên nhân thật sự ở đây là, trong sữa có chứa các hormone giống testosterone, loại hormone gây mụn ở nữ giới. Một nghiên cứu chi tiết hơn đã chỉ ra rằng những cô gái uống nhiều sữa có nguy cơ bị mụn cao hơn 20% so với những người không uống.
Và 10 năm sau, công ty sữa Nestlé đã đưa ra quan điểm về thông tin này.
Nestlé nói gì?
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng một công ty sữa lớn nhất Thế giới có thể nói gì ngoài quảng cáo cho tác dụng của sữa đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Thế nhưng vào 2011, công ty này lại đưa ra những phân tích chi tiết về lý do tại sao uống nhiều sữa lại gây ra mụn ở thanh thiêu niên.
Sữa làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Sữa thì không chứa insulin, mà kể cả có thì những insulin cũng sẽ bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, whey protein có trong sữa kích thích sự sản sinh insulin và một yếu tố giống insulin có tên IGF-1. Yếu tố này khi đến da sẽ vô hiệu hóa một phần DNA có chức năng giải mã gen điều tiết, điều này ngăn cản quá trình tiết ra các hợp chất làm giảm tiết dầu trên da. Vì thế, da tiết ra nhiều dầu hơn, khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây mụn đầu đen và mụn đầu trắng, thậm chí là mụn mủ.
Hiện tượng tương tự có thể xảy ra nếu bạn nạp vào một lượng lớn bột whey hoặc ăn các loại thực phẩm bổ sung protein sau khi hoạt động thể thao. Whey protein rất có ích cho cơ sau khi luyện tập bởi nó kích thích sản sinh insulin, giúp các bó cơ hấp thụ các dưỡng chất cần thiết để hồi phục và trở nên rắn chắc. Thế nhưng, tác động của whey protein lên da lại không được tốt như vậy.
Có nên bỏ sữa khỏi chế độ ăn để ngăn mụn không?
Mỗi loại sản phẩm từ sữa lại có tác động khác nhau lên làn da. Whey protein trong sữa kích thích sản sinh insulin nhiều hơn khoảng 50% so với phô mai. Tuy nhiên, sữa nguyên kem, sữa 2%, 1% và sữa gầy lại có cùng ảnh hướng đối với da. Chất béo có trong sữa không gây bất kì ảnh hưởng nào đối với việc mọc mụn trên da.
Một nghiên cứu tại Hà Lan đã chứng minh, bơ động vật không hề ảnh hưởng đến mụn trong khi bơ thực vật lại có thể làm mụn nặng thêm. Điều này có nghĩa là, những người bị mụn cần tránh các loại đồ ăn có chứa whey protein, như đồ uống có ga hay phô mai ricotta và phô mai nâu. Nếu da vẫn lên mụn, hãy kiêng tất cả các loại phô mai, tiếp đó là sữa, kem và sữa chua.
Tuy nhiên, không phải bạn không bao giờ được ăn đồ có chứa whey protein nữa. Thời điểm thích hợp nhất để nạp vào các đồ ăn chứ whey là ngay sau khi bạn kết thúc các hoạt động thể thao như nâng tạ hay bất kì loại vận động nào gây “đốt cơ”. Sau khi tập thể thao khoảng 2 tiếng, các cơ trở nên nhạy cảm với insulin hơn gấp 50 lần bình thường. Các cơ cần có insulin để hấp thụ glucose, amino axit và nước để phục hồi lại các bó cơ bị tổn thương và trở nên rắn chắc.
Bổ sung các sản phẩm chứa whey protein sau khi tập thể thao sẽ không gây hại cho da nhưng việc này cần được thực hiện trong khoảng 1 tiếng sau tập, không phải trước hay trong trong khi tập. Ngoài ra, bạn vẫn có thể thoải mái ăn các loại thực phẩm khác, miễn là không làm từ sữa.
Xem thêm: cách trị mụn
Da khô có thể là một nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá vì da khô thường có lỗ chân lông khép chặt và giữ lại vi khuẩn bên trong, hình thành nên mụn.
Các mối liên quan giữa chế độ ăn uống và da của bạn có thể làm bạn ngạc nhiên.
Liệu có những phần mềm nào sử dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng ánh sáng xanh, đỏ để trị mụn không?
Hầu hết các sản phẩm làm từ sữa đều có chứa một loại hormone gây mụn.
Chúng ta thường thấy tỏi được xem như món vũ khí giúp xua đuổi ma quỷ. Thậm chí từ hàng trăm năm trước, tỏi còn được dùng để bảo vệ da khỏi tác hại của mụn. Vậy, nếu không có tỏi, da sẽ bị lũ “ma mụn” tấn công hay sao?
- 3 trả lời
- 2546 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 3 trả lời
- 17531 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?
- 0 trả lời
- 1592 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang có ý định uống tinh bột nghệ với mật ong để chữa dạ dày. Nhưng em lại đọc một số thông tin là nghệ mật ong có thể gây nóng và lên mụn. Mặt em hiện tại đang có mụn sẵn rồi. Em sợ uống vào lại thêm mụn. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 2527 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em có mụn ẩn 2 bên má và các chú mụn khá to kia. Em đang dự định uống viên mát gan cho đời thêm tươi :) Edit : em đang trị mụn với các sp BHA, re rồi ạ, tình trạng mụn ẩn tiến triển khá tốt dưng mà e đang phân vân nên uống thêm cho da dẻ người ngợm mát mẻ không thôi ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em nhé. Em cảm ơn bác sĩ ạ!
- 3 trả lời
- 2474 lượt xem
Các loại thuốc kháng sinh tetracycline (doxy, mino, solodyn) đã thất bại, và các kem trị mụn cũng vậy. Tôi bắt đầu uống Bactrim DS cách đây 3 tuần ( 2 lần/ngày), nhưng tôi vẫn đang mọc các mụn bọc mới ở trên lưng. Làm sao để ngăn chặn sớm các mụn này? Sao tôi vẫn bị các mụn bọc mới mặc dù đã 3 tuần rồi? Chúng làm xuất hiện các sẹo lớn trên ngực và lưng của tôi. Tôi được xác định là: mụn bọc mức độ vừa và bệnh trứng cá đỏ mức độ nhẹ.