Ăn kem có gây mụn không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Nếu bạn không thuộc kiểu da Châu Á, thì đừng nên ăn kem khi bị mụn bởi kem sẽ khiến tình trạng mụn của bạn thêm tệ hại.
- Kem thậm chí còn có hại hơn nước có ga, chocolate, bơ lạc và đồ rán. Nguyên nhân chính là do khi ăn kem, lượng đường huyết trong cơ thể tăng, gây sản sinh mụn.
- Nếu như bạn bỗng muốn ăn thứ gì đó mát lạnh thì lựa chọn tốt nhất vẫn nên là sữa chua đông đá, đừng ăn kem.
Tại sao bị mụn lại không nên ăn kem?
Nguyên nhân chính khiến ăn kem gây mụn là do khi ăn kem, lượng đường huyết trong cơ thể tăng, chứ không phải do lượng chất béo có trong sữa.
Nói cách khác, ăn kem ít béo cũng không làm tình hình khá hơn. Dù vẫn có loại an toàn cho da nhưng phần lớn các sản phẩm từ sữa đều có chứa hormone gây sản sinh mụn.
Kem thậm chí còn có hại hơn nước có ga, chocolate, bơ lạc và đồ rán
Khoảng thời gian trước năm 1970, những người bị mụn đều được khuyên nên hạn chế đồ uống có ga, chocolate, bơlạc và đồ chiên. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng những thực phẩm này hầu như không gây hại cho da mụn.
Vậy sữa bò có làm da nổi mụn không? Phần lớn các sản phẩm từ sữa bò đều có chứa một hàm lượng lớn hormone được gọi là các yếu tố tăng trưởng giống insulin, gọi tắt là IGF-1. Loại hormone này được sản sinh tự nhiên trong sữa chứ không phải hóa chất được thêm vào sữa hay tiêm vào cơ thể bò. Hormone này rất cần thiết cho sự sinh trưởng và quá trình phân chia tế bào của bò con.
Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp các vấn đề về mụn, hormone này không phải thứ bạn cần. IGF-1 sẽ kích thích sự phát triển các tế bào da ở thành lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông trên da mặt, cổ và trên cơ thể bị bít sẽ sản sinh vi khuẩn mụn và hệ miễn dịch sẽ làm chức năng đào thải những vi khuẩn này, từ đó gây ra mụn.
Những thí nghiệm tại Malaysia và Hàn Quốc về mụn trên da người Châu Á đã chỉ ra sự tác động của sữa, đặc biệt là kem đối với da mụn.
Trong khi đó, một nghiên cứu tại Mỹ trên tất cả các loại da khám phá ra rằng nếu phụ nữ uống từ hai cốc sữa trở lên mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị mụn trứng cá là 22% và 44% bị mụn nang (một dạng mụn rất khó chữa).
Xem thêm: cách trị mụn
Các sản phẩm sữa có đường làm tăng nguy cơ bị mụn
IGF-1 có trong các sản phẩm làm từ sữa sẽ làm tình trạng mụn năng thêm, nhưng hiện tượng bít lỗ chân lông do IGF-1 gây ra còn trở nên tồi tệ hơn với sự tham gia của insulin có sẵn bên trong cơ thể.
Nếu bạn không mắc đái tháo đường, cơ thể bạn sẽ loại bỏ đường có trong máu và đưa vào các tế bào cơ thể làm năng lượng. tuyến tụy sản sinh ra insulin giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, và những insulin này thường được chứa trong những túi nhỏ. Khoảng 90 phút sau khi ăn (khi này, ruổ sẽ phình to ra do lượng thức ăn được đưa xuống từ dạ dày), những tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ phá vỡ các túi nhỏ, giải phóng insulin vào máu và đưa lượng đường đã tiêu hóa đến nơi cần đến.
Hệ quả của quá trình này là, sự giải phóng insulin này sẽ làm gia tăng các tế bào da trong lỗ chân lông. Lượng insulin tuyến tụy sản sinh càng nhiều, da cũng sẽ xuất hiện càng nhiều mụn, mà bạn nạp vào càng nhiều đường thì sẽ có càng nhiều insulin được đưa vào máu.
Kem không chỉ chỉ cung cấp IGF-1 mà càn khiến cơ thể sản sinh thêm nhiều insulin tự nhiên. Như những gì ba nghiên cứ trên đã chỉ ra, có hai lý do lớn khiến ăn nhiều kem sẽ khiến tình trạng mụn trowrw nên nặng hơn, khi bạn ăn càng nhiều đồ ngọt, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều insulin khiến tế bào da trong lỗ chân lông tăng và làm tắc lỗ chân lông.
Sữa chua và tác dụng đối với da
Những lý do kể trên khiên cho kem trở thành loại đồ ăn không nên ăn khi da có mụn. Tuy vậy, không phải các sản phẩm từ sữa đều có hại. Bạn vẫn có thể ăn sữa chua đông đá khi da có mụn, tuy nhiên các loại đồ ngọt khác như đã bào vẫn có thể làm tăng lượng đường huyết và gây mụn.
Quá trình làm ra sữa chua đã phá vỡ các yếu tố giống insulin IGT-1 và biến lượng đường có trong sữa thành axit lactic, vì thế sữa chua được tiêu hóa chậm hơn. Tốc độ đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột càng chậm, thì lượng insulin tuyến tụy sản sinh ra càng thấp, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh mụn.
Dù kem hay chocolate thì cũng không phải đồ độc hại và là nguyên nhân chính gây mụn. Nhưng nếu như bạn bỗng muốn ăn thứ gì đó mát lạnh thì lựa chọn tốt nhất vẫn nên là sữa chua đông đá, đừng ăn kem.
Các mối liên quan giữa chế độ ăn uống và da của bạn có thể làm bạn ngạc nhiên.
Liệu có những phần mềm nào sử dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng ánh sáng xanh, đỏ để trị mụn không?
Liệu uống nhiều sữa có làm nổi mụn không?
Chúng ta thường thấy tỏi được xem như món vũ khí giúp xua đuổi ma quỷ. Thậm chí từ hàng trăm năm trước, tỏi còn được dùng để bảo vệ da khỏi tác hại của mụn. Vậy, nếu không có tỏi, da sẽ bị lũ “ma mụn” tấn công hay sao?
Hiện nay, do hiện tượng kháng kháng sinh mà nhiều loại kháng sinh vốn từng được dùng để trị mụn đã không còn tác dụng nữa.
- 3 trả lời
- 2528 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 7 trả lời
- 2016 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 3 trả lời
- 17459 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?
- 0 trả lời
- 1250 lượt xem
Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1164 lượt xem
Thưa bác sĩ, da em là da hỗn hợp thiên dầu, lỗ chân lông to, mụn nội tiết, mụn ẩn mức độ trung bình. Mỗi năm 1 mùa, đến hẹn lại lên da em lại biểu tình. Mụn lớn mụn bé thi nhau mọc đủ loại dai dẳng mãi không hết tầm 3-4 tháng thì nản quá nên em tìm tới Tretinon (em dùng loại như hình). Trộm vía sau khoảng 1 tháng dùng, sau thời gian đầu bong tróc kha khá thì em ổn dần. Tới giờ thì gần như hết 90% mụn, da tạm ổn, bong chút xíu nữa thôi. Tuy nhiên thì da vẫn không đều màu, thâm do mụn để lại khá nhiều + sần vỏ cam nhẹ + lcl to nên em có ý định đi lăm kim rồi dưỡng tiếp (em đã lăn 1 lần cách đây 1 năm và khá hợp, da cải thiện hẳn) Bác sĩ cho em hỏi đang dùng tretinon có đi lăn kim được không? Nếu có thì sau khi lăn chừng bao lâu thì có thể tiếp tục dùng tretinon lại? Vì em có ý định dùng tretinon chống lão hoá lâu dài. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!