Trị bệnh trứng cá đỏ bằng một loại bọt mới
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Phương pháp cũ sử dụng axit azelaic, một chất có công dụng không ổn định, đôi khi có hiệu quả nhưng đôi khi lại không.
- Tuy nhiên, công thức mới dùng bọt có thể giúp axit azelaic hiệu quả hơn trong điều trị bệnh trứng cá đỏ.
- Axit azelaic còn được biết đến với hai cái tên khác là axit heptanedicarboxylic and axit hepargylic, và được bán với tên thuốc Azelex® Cream và Finacea® Gel.
- Các sản phẩm khác có thành phần axit azelaic còn có Azelex, Skinoren và AcneDerm.
- Trước khi dùng axit azelaic, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác hại không mong muốn.
Axit azelaic là gì?
Ở thực vật, axit azelaic đóng vai trò là tín hiệu để làm cho cây tích lũy axit salicylic, một chất có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở trên da người, axit azelaic là sản phẩm của một loại nấm men tên là Malassezia furfur (hay Pityrosporum ovale), loại nấm này nếu tồn tại ở số lượng lớn sẽ gây tăng tiết bã nhờn nhưng nếu tồn tại với số lượng nhỏ lại có tác dụng bảo vệ da.
Tác dụng của axit azelaic đối với da
Axit azelaic còn là một chất kháng viêm cho da. Nó đặc biệt có tác dụng trong việc ngăn chặn các phản ứng gây thâm sau mụn. Axit azelaic chỉ chữa trị trên vùng da bị thâm, do đó nó đặc biệt được dùng để trị thâm cho người có da tối màu. Một số sản phẩm có kết hợp axit azelaic với nồng độ 20% và axit glycolic với nồng độ 2%.
Sự kết hợp này giúp lấy đi những tế bào chết sậm màu, đồng thời làm giảm quá trình sản sinh hắc tố melanin trên da, giúp cho quá trình trị thâm diễn ra nhanh hơn. Công dụng của axit azelaic còn có thể được so sánh với hydroquinone 4%, một chất làm sáng da đã được FDA công nhận.
Nhiều sản phẩm dưỡng trắng dành cho da Châu Á có thành phần axit azelaic thay vì hydroquinone do hydroquinone có thể khiến da châu Á xuất hiện những đốm xanh hoặc đen. Azelaic acid còn được sử dụng để chữa hói và rụng tọc ở nam giới. Bên cạnh kẽm và vitamin B6, axit azelaic cũng có tác dụng ngăn chặn sự chuyển hóa của testosterone thành dihydrotestosterone, một thể của testosterone làm ảnh hưởng đến quá sình mọc tóc.
Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh axit azelaic có tác dụng làm tóc mọc lại nhưng đã có rất nhiều báo cáo cho thấy axit azelaic có thể kích thích sự mọc lông ở những vùng không mong muốn trên cơ thể.
Tác dụng của axit azelaic
Trước 2009, các nhà khoa học đã biết đến công dụng làm dịu tình trạng trứng cá đỏ của axit azelaic nhưng lại không giải thích được nguyên nhân. Trước kia, bệnh trứng cá đỏ được cho là một loại rối loạn mạch máu, hiện tượng da bị đỏ và dày lên là do các mạch máu nhỏ dưới da bị tổn thương. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã hiểu được rằng hiện tượng này là do sự rối loạn hệ miễn dịch, cụ thể là do một nhóm các tế bào bạch cầu trung tính (neutrophils) gây ra các thay đổi ở mạch máu dưới vùng da bị trứng cá đỏ.
Các bạch cầu trung tính có nhiệm vụ chiến đấu chống lại sự nhiễm khuẩn bằng các phản ứng viêm. Chúng tiết ra các chất gây viêm gọi là protease để phân hủy collagen trong thành mạch máu. Điều này giúp cho các bạch cầu khác có thể tiếp cận vi sinh vật gây viêm dễ dàng hơn, tuy nhiên lai khiến vùng da bên trên những mạch màu này bị đỏ và sần sùi. Nếu hệ miễn dịch chỉ làm phân hủy các thành mao mạch mà không gửi bạch cầu đến để đưa những protein bị phân hủy đi, chúng sẽ tích tụ lại thành cục và tạo nên những nốt sần trên da.
Axit azelaic là một chất chống oxy hóa. Các phân tử oxy tự do được dùng để kích hoạt các bạch cầu trung tính phân hủy protein trong thành mạch máu, gây ra mụn trứng cá đỏ. Axit azelaic có khả năng trung hòa những phân tử oxy này, nhờ đó còn giúp giảm viêm trên da, bên cạnh đó còn có thể hạn chế sự sản sinh các phân tử oxy tự do khi da tiếp xúc với tia UV, tác nhân gây mụn trứng cá đỏ.
Axit azelaic còn tạo ra chất chống oxy hóa superoxide dismutase, một chất mà cơ thể không thể tự tạo ra. Ngoài ra, axit azelaic còn có thể chữa trị những vấn đề do sự thiếu hụt axit béo trong da gây nên và hạn chế phản ứng của da đối với sự xâm nhập của vi sinh vật, ví dụ như kí sinh trùng Demodex.
Axit azelaic có công dụng tương đương với các loại kháng sinh nhưng lại không thực sự tấn công vi khuẩn. Một số loại kháng sinh như tetracycline hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản sinh các phân tử oxy tự do, từ đó khiến vi khuẩn không thể tiết ra các chất gây viêm lên da. Những loại kháng sinh này có thể vô hiệu hóa phần lớn vi khuẩn nhưng vẫn bỏ sót một số vi khuẩn cứng đầu khiến chúng có thể sinh sôi mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện tượng này không xảy ra khi dùng axit azelaic do axit azelaic không tác động lên vi khuẩn mà tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, axit azelaic lại vẫn xếp sau axit dircabolyxic, loại axit có khả năng trị mụn trứng cá đỏ bằng cách tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập lỗ chân lông và giảm sự phát triển của vi khuẩn xuống mức tối thiểu. Axit dircabolyxic còn làm giảm sự hình thành keratin, một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá. Axit dircabolyxic rất hiệu quả trong điều trị các thể mụn viêm và cả mụn không viêm. Axit dircabolyxic còn là một chất tiêu sừng, có nghĩa là nó có thể đưa tình trạng phát triển rối loạn của da trở về bình thường.
Axit azelaic thường được đưa vào da dưới dạng kem. Nó cũng được điều chế dưới dạng viên uống nhưng loại kem thường mang đến tác dụng nhanh và hiệu quả hơn. Hiện nay, axit azelaic đôi khi còn được kết hợp với các phương pháp trị liệu nội tiết và thuốc kháng sinh dạng uống.
Axit azelaic và tính axit trên da
Phần lớn các sản phẩm dưỡng da trị mụn đều có hiệu quả cao nhất ở độ pH thấp. Ví dụ như AHA và BHA hầu như không có hiệu quả nếu sản phẩm có mức pH trên 3.9.
Hầu hết các sản phẩm axit azelaic đều được điều chế với công thức giữ cho kem có độ axit phù hợp khi ở trên da. Tuy nhiên, điều này lại làm da bị ngứa rát, khiến mụn trứng cá đỏ tái phát. Do đó trong trường hợp này, việc giảm bớt tính axit sẽ có hiệu quả hơn.
Axit azelaic dạng bọt trong điều trị bệnh trứng cá đỏ
Bác sỹ Blanka Havlickova, một chuyên gia da liễu tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Berlin đã tiến hành một nghiên cứu về tác dụng của axit azelaic liều thấp (15%) ở dạng bọt đối với việc điều trị bệnh trứng cá đỏ do các sản phẩm dạng bọt thường có tác dụng dịu nhẹ hơn cho da.
Theo kết quả nghiên cứu, axit azelaic dạng bọt không có công dụng trị hoàn toàn bệnh trứng cá đỏ nhưng vẫn có hiệu quả cao hơn 25% so với các phương pháp truyền thống khác.
Axit azelaic có hiệu quả nhất đối với thể sẩn của mụn trứng cá đỏ, một thể gây những vùng sưng tấy quanh mũi và má. Khoảng 30% bệnh nhân trứng cá đỏ khỏi bệnh sau khi dùng axit azelaic kiểu truyền thống và 40% người đã khỏi bệnh sau khi dùng axit azelaic dạng bọt.
Bayer – một hãng dược phẩm Mỹ đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng kể từ 2012 và vào 2015, quá trình này đã đạt được thành công khi sản phẩm Bayer HealthCare’s Finacea Foam của hãng này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận trong điều trị mụn trứng cá đỏ thể nhẹ đến vừa.
Thành quả này có được sau một thử nghiệm lâm sàng do hãng này tiến hành trong 12 tuần trên 1300 tình nguyện viên trong độ tuổi 19 – 92. Trong nghiên cứu, axit azelaic vẫn gây ra một số tác dụng phụ cho các tình nguyện viên: 6.2% gặp triệu chứng đau, 2.5% bị ngứa, 0.7% bị khô da và 0.7% khác gặp hiện tượng đỏ da trong quá trình dùng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa và đỏ da thường chỉ kéo dài một tuần và sẽ dần biến mất khi da quen với axit azelaic.
Một trong những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của axit azelaic là da bị phát ban. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy đến khám bác sỹ ngay. Vì axit azelaic thường có dạng kem nên có thể gây bít lỗ chân lông và hình thành mụn đầu đen. Nếu bạn dùng axit azelaic sau hai tháng mà da vẫn không có biến chuyển, bạn cũng nên đến gặp bác sỹ để chuyển sang loại thuốc khác.
Cách dùng axit azelaic hiệu quả nhất
Điều đầu tiên bận cần làm là đọc hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ được sản phẩm sẽ đem lại công dụng gì và có phản ứng phụ như thế nào. Thông thường, axit azelaic được dùng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Tuy nhiên, nếu da bạn la da nhạy cảm, khi mới dùng, hãy dùng mỗi ngày một lần trước rồi mới tăng lên hai lần sau vài ngày sử dụng.
Trước khi bôi kem lên da, hãy rửa mặt và lau khô bằng khăn bông. Chờ 20 phút sau đó nhẹ nhàng thoa một lớp mỏng kem lên mặt, tránh những vùng nhạy cảm như mũi, mắt hay vết thương hở. Nếu bôi một lớp quá dày, sản phẩm có thể gây kích ứng da.
Để có hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng axit azelaic liên tục ít nhất trong một tháng. Nếu bạn ngừng sử dụng quá sớm, bạn có thể sẽ không nhận thấy có biến chuyển tích cực nào vì phải sau hai tháng, sản phẩm mới có tác dụng rõ rệt. Nếu muốn dùng thêm kem dưỡng ẩm, bạn nên chờ 20 phút sau khi bôi kem axit azelaic rồi mới bôi tiếp kem dưỡng lên da để axit azelaic có thể thẩm thấu hết vào da. Nếu dùng axit azelaic vào ban ngày, bạn nên bôi một lớp kem chống nắng lên trên kể ngăn axit làm da dễ bắt nắng. Axit azelaic là một lựa chọn phù hợp cho những ai không thể dùng retinoid hay muốn thử một chất khác có tác dụng mạnh hơn retinoid.
Đối tượng nên dùng axit azelaic
Trước khi dùng axit azelaic, bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng axit azelaic bên cạnh những sản phẩm bạn đang dùng, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn, thảo dược hay thuốc bổ sung. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị dị ứng, hen phế quản, lở miệng, herpes miệng hay đang có bầu hoặc cho con bú. Mặc dù axit azelaic có thể dùng khi mang bầu nhưng bạn cũng chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.
Có đến gần một nửa số bệnh nhân trứng cá đỏ (roacea) gặp phải một vấn đề về sức khỏe liên quan đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non, gọi tắt là SIBO.
Bắt đầu từ 1984, một dạng isotretinoin dạng uống được biết đến dưới tên Accutane hay Roaccutane, đã trở thành một trong những loại thuốc được kê nhiều nhất để trị các dạng mụn nặng như mụn viêm và mụn bọc.
Bạn không thể trị được mụn chỉ với một viên thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng loại thuốc phù hợp và đúng cách thì có thể đẩy nhanh quá trình lành mụn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng bệnh nhân bị mụn trứng cá nên xem xét rủi ro so với lợi ích của điều trị bằng kháng sinh.
Hiện nay, phương pháp vi liệu đồng căn đang dần trở nên phổ biến trong điều trị bệnh và đặc biệt là trị mụn.
- 3 trả lời
- 2546 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 1680 lượt xem
Tôi bị mụn mức độ nhẹ đến trung bình, và một người bạn đề nghị tôi nên dùng phương pháp lột da bằng hóa chất để trị mụn hàng tháng. Tôi đã đọc về lột da bằng hóa chất với glycolic axit và salicylic acid nhưng chúng có vẻ giống nhau và tôi không biết cái nào sẽ trị mụn trứng cá tốt hơn. Xin vui lòng cho tôi biết cái nào là tốt nhất?
- 5 trả lời
- 3794 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 0 trả lời
- 1601 lượt xem
Bác sĩ giúp em với, em bị thuỷ đậu được gần 3 tháng rồi giờ để lại các nốt sẹo trên mặt rất to như thế này. Bác sĩ có cách nào chỉ giúp e với ạ. Em ra tmv hay các spa có cách xâm lấn hay cách nào đó để hết đk k ạ, e đã bôi thuốc trị sẹo và vtm c 3 tháng rồi mà nó chỉ đầy sẹo lõm lên chút chút thôi à Và 1 vấn đề nữa có cách nào làm da bớt dầu đi k ạ chứ 2 má bên cánh mũi e lcl to bên trong toàn bã nhờn và nhân mụn viên viên cứ hết nó lại lên.