Chữa bênh trứng cá đỏ bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong ruột non
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- SIBO thường gây tiêu chảy và còn gây ra mụn, do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.
- Các loại kháng sinh trị rosacea không được dùng để trị vi khuẩn mụn.
- Trước khi tiến hành bất cứ phương pháp nào trị trứng cá đỏ, bạn đều nên tham khảo ý kiến bác sỹ da liễu.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có mắc SIBO không và có nên dùng kháng sinh để chữa trị hay không.
SIBO là gì?
Trong một nghiên cứ nhỏ,100% người tham gia mắc trứng cá đỏ (hội chứng gây đỏ và phù mi mắt, cộm mắt, đau mắt hay mắt nhạy cảm với ánh sáng) đều mắc phải SIBO.
SIBO hay sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non xảy ra khi một bề mặt bên trong cơ thể nơi thường chỉ có một lượng nhỏ vi khuẩn bắt đàu bị số lượng lớn các vi khuẩn cả gây bệnh và không gây bênh xâm chiếm.
Ruột non đã từng được cho là nơi không chứa vi khuẩn bởi các nhà khoa học cho rằng phần lớn các vi khuẩn và vi sinh vật đều bị tiêu diệt bởi axit trong dạ dày. Hiện nay, các nhà khoa học đã khám phá ra có rất nhiều vi khuẩn bên trong ruột non ngay từ khi chúng ta sinh ra. Các vi khuẩn vô hại và vi khuẩn Lactobacillus tồn tại với số lượng nhỏ bên trong ruột non. Trong 1ml chất lỏng trong ruột non có chứa khoảng 10,000 vi khuẩn trong khi 1ml chất lỏng trong ruột già có chứa đến 100,000,000,000 vi khuẩn.
Khi lượng vi khuẩn trong ruột non lên đến 10,000 đến 100,000,000,000, tình trạng SIBO sẽ xảy ra. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình, do dạ dày không sản sinh đủ axit, hay khi hoạt động nhu động giúp đẩy các thức ăn đã tiêu hóa xuống ruột non bị đình trệ, do độ pH của các thức ăn được tiêu hóa mất tính axit hay khi sự thừa thãi một số loại khóang chất trong thức ăn khiến lượng vi khuẩn trong ruột non tăng nhanh về số lượng. hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi van hồi manh tràng ngăn cách giữa ruột non và ruột già không thể ngăn được vi khuẩn tràn sang ruột non, hoặc khi thành ruột non hình thành các túi nhỏ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
SIBO thường gây tiêu chảy, bởi vi khuẩn bám trên thành ruột non ảnh hưởng đén sự hấp thụ chất béo, mà các chất không được hấp thụ hết thường gây ra bệnh tiêu chảy.
Hiện tường này thường gây ra các cơn đau bụng, chướng bụng cùng các triệu chứng thiếu hụt gây ra do ruột non không thể hấp thụ canxi và các vitamin tan trong mỡ như vitamin A, vitamin K.
Bên cạnh đó, SIBO còn gây mụn. Sự phát triển vi khuẩn quá mức ở ruột non còn là nguyên nhân làm tăng mức độ và tần suất xuất hiện rosacea trên mặt.
Hệ tiêu hóa và bệnh trứng cá đỏ
40 năm về trước, một nhóm nghiên cứu ở Royal Victoria Infirmary, Anh Quốc đã tiến hành khám nghiệm tử thi trên các bệnh nhân mắc rosacea tình nguyện hiến xác. Họ khám phá ra rằng cứ 3 người lại có 1 người có các túi nhỏ trên thành ruột non. Các túi này tạo thành nơi sinh sôi cho vi khuẩn. Sau đó, các vi khuẩn này sinh ra một loại độc tố vào máu khiến xuất hiện bệnh rosacea.
Sau đó các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng những túi nhỏ này sinh ra do bênh celiac nhưng mức độ không đủ nặng để làm xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Celiac là chứng bệnh khiến cơ thể trở nên mẫn cảm với gluten, chính xác hơn là mẫn cảm với một thành phần của gluten là gliadin có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch. Trong những ca mắc celiac, thành ruột non của bênh nhân thường bị thương tổn gây ra những tiệu chứng rõ rệt. Có thể, trong mọt vài trường hợp, các triệu chứng lại không bộc lộ rõ ràng mà chỉ kích thích sự phát triển của thành ruột non, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Những vi khuẩn này lan đến ruột non khi dạ dày có có đủ acid, có thể là sau khi uống thuốc giảm axit hoặc sau khi chưa trị bệnh trào ngược dạ dày. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bệnh nhiên mắc chứng táo bón khiến các vi khuẩn này sinh sôi. Có thể bệnh celiac kết hợp với một yếu tố nào đó đã đưa vi khuẩn xuống ruột non và gây ra bệnh rosacea. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là giả thuyết. Chỉ có khoảng 35% người mắc rosacea cảm thấycó vấn đề rõ rệt tại ruột non.
Dùng kháng sinh để chữa bệnh trứng cá đỏ
Để kiểm tra có mắc SIBO hay không, bạn không cần lấy mẫu ruột non và soi dưới kính hiển vi. Ngày nay, SIBO có thể được phát hiện qua kiểm tra hơi thở. Vào 2008, các nhà nghiên cứu tại Ý đã kiểm tra hơi thở của những bệnh nhân trứng cá đỏ mắc chứng SIBO và kê thuốc kháng sinh giúp họ kiểm soát tình trạng tăng quá mức vi khuẩn trong ruột non.
Kết quả sau đó đã làm họ ngạc nhiên, có đến 70% trong số đó trị được rosacea sau khi kiểm soát được lượng vi khuẩn trong ruột non, 30% còn lại thì cảm thấy có sự biến chuyển rõ rệt. Chỉ một đợt kháng sinh đã giúp những bệnh nhân này không tái phát trứng cá đỏ trong 9 tháng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này không có nghĩa rằng mọi bệnh nhân rosacea đều nên uống kháng sinh vì không phải ai mắc rosacea đều bị chứng SIBO. Nếu bạn mắc cả hai hội chứng này, kháng sinh có thể là giải pháp giúp bạn giảm được tình trạng rosacea. Nghiên cứu trên cũng không khuyến cáo rằng những người mắc rosacea đều phải kiêng các sản phẩm từ bột mì. Việc kiêng khem này có thể có ích tuy nhiên, kiểm soát được lượng vi khuẩn trong ruột non mới là yếu tố mấu chốt giúp trị bệnh trứng cá đỏ.
Có một điều quan trọng nữa bạn cần lưu ý, các loại kháng sinh trị rosacea không được dùng để trị vi khuẩn mụn. Rosacea không phải do sự xâm nhập của vi khuẩn vào da mà do các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ khiến máu lan ra bên dưới da.
Trước khi tiến hành bất cứ phương pháp nào trị trứng cá đỏ, dù đơn giản hay phức tạp, bạn đều nên tham khảo ý kiến bác sỹ da liễu và kiểm tra xem mình có mắc SIBO hay không và liệu nên hay không dùng kháng sinh để chữa trị.
Bắt đầu từ 1984, một dạng isotretinoin dạng uống được biết đến dưới tên Accutane hay Roaccutane, đã trở thành một trong những loại thuốc được kê nhiều nhất để trị các dạng mụn nặng như mụn viêm và mụn bọc.
Rất nhiều sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mụn p. acnes nhưng một số trong đó lại hủy diệt cả các tế bào da.
Bạn không thể trị được mụn chỉ với một viên thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng loại thuốc phù hợp và đúng cách thì có thể đẩy nhanh quá trình lành mụn.
Một phương pháp cũ trong điều trị bệnh trứng cá đỏ nay đã được phát triển và đạt được thành công vượt trội.
Lòng trắng trứng thường được dùng làm mặt nạ trị mụn tại nhà vì có giá rẻ, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao nhất thì lòng trắng trứng không thôi vẫn chưa đủ.
- 5 trả lời
- 3777 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 0 trả lời
- 1576 lượt xem
Bác sĩ giúp em với, em bị thuỷ đậu được gần 3 tháng rồi giờ để lại các nốt sẹo trên mặt rất to như thế này. Bác sĩ có cách nào chỉ giúp e với ạ. Em ra tmv hay các spa có cách xâm lấn hay cách nào đó để hết đk k ạ, e đã bôi thuốc trị sẹo và vtm c 3 tháng rồi mà nó chỉ đầy sẹo lõm lên chút chút thôi à Và 1 vấn đề nữa có cách nào làm da bớt dầu đi k ạ chứ 2 má bên cánh mũi e lcl to bên trong toàn bã nhờn và nhân mụn viên viên cứ hết nó lại lên.
- 0 trả lời
- 1505 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi hộ bạn em. Bạn em nó trị mụn 2 năm nay rồi vẫn không đỡ :((. Nó bị mụn từ đầu năm 2018 rồi đi spa nặn mụn nhưng không hết mà còn trở thành viêm:((. Nó đã đi khám da liễu và uống thuốc đủ kiểu rồi mà 2 năm vẫn không hết được mụn và tình trạng da đang như thế này ạ :(( Mong bác sĩ cho bạn em một lời khuyên với ạ. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
- 0 trả lời
- 841 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi, thỉnh thoảng em cứ bị nổi lên mấy con mụn như thế này. Mà chỉ nổi ở cằm thôi ạ. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào chữa lành hẵn những con mụn này không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1103 lượt xem
Thưa bác sĩ, em vẫn thường sử dụng các sản phẩm của Murad từ hè năm ngoái đến bây giờ bao gồm sữa rửa mặt, toner, kem chống nắng và kem trị mụn còn nước tẩy trang em dùng của Chacott ạ. Tự dưng trưa hôm qua ngủ dậy mặt em bị nổi cả vệt mụn như thế này em hoang mang quá ạ. Sáng hôm qua đi học em dùng srm + toner + kcn Murad và lúc về em có dùng nước tẩy trang nhưng em ko rửa mặt lại mà đi ngủ luôn ạ. Cho em hỏi đây là mụn gì ạ? Em thấy nó không có nhân mà chỉ có đầu trắng. Nguyên nhân do đâu và cách chữa ntn ạ? Em cảm ơn bác sĩ!