Thời gian hồi phục sau nâng ngực dual-plane là bao lâu?
Quá trình hồi phục của mỗi người một khác và thường thì với mỗi người, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ có những chỉ định riêng. Nhìn chung, bạn có thể tự lái xe sau khi thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ đều đã hết tác dụng và bạn cảm thấy đủ thoái mái để thực hiện hoạt động này, thường là trong vòng một tuần sau phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân có thể quay lại làm việc trong vòng vài ngày, trừ khi công việc của họ yêu cầu phải chuyện động mạnh, mang vác nặng. Trong trường hợp đó thì bệnh nhân có thể cần nghỉ đến 6 tuần, tùy vào mức độ hoạt động thể chất mà công việc của họ yêu cầu.
Kết quả cuối cùng, hình dạng và chuyển động của ngực sau phẫu thuật không giống y hệt như ngực bình thường. Những bộ ngực đã trải qua phẫu thuật nâng ngực không di chuyển như ngực thường, mà có phần cứng “chắc” hơn. Đường nét cũng có chút khác biết so với ngực chưa phẫu thuật. Những khác biệt này có thể dễ phát hiện hơn đối với một số bệnh nhân.
Mặc dù các bác sĩ vô cùng nỗ lực trong việc đặt túi độn đồng đều, nhưng ta hiếm có thể tạo ra hai bầu ngực giống nhau tuyệt đối. Ngay sau phẫu thuật, ngực sẽ bị sưng và cứng. Hình dáng và kích cỡ cuối cùng sẽ xuất hiện sau khoảng 2-3 tháng, nhưng cũng có thể mất đến một năm mới thấy được kết quả cuối cùng. Những khó chịu ban đầu được kiểm soát bằng các loại thuốc uống. Chỉ khâu sẽ tự tiêu trong 7-14 ngày. Bạn có thể thực hiện các hoạt động nhẹ ngay khi có thể chịu được. Có thể tập các bài tập nhẹ sau khảng 2-3 tuần, các bài tập nặng sau khoảng 6 tuần. Bác sĩ của bạn có thể sẽ yêu cầu bạn di chuyển hoặc mát-xa túi độn nằm trong khoang vú trong giai đoạn hậu phẫu. Các túi độn bề mặt nhám thì không cần mát-xa.
Tôi đã liệt kê ra đây một số điều thường xảy ra trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật ngực và những dấu hiệu cần cảnh giác:
- Cứng, sưng và bầm tím ở ngực: Đây là những tình trạng bình thường khi da, cơ và mô đang dần hồi phục. Thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ sẽ giúp bạn bớt khó chịu. Nếu bị đau nhói, đau thường xuyên thì nên báo cho bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
- Núm vú bị mẫn cảm và tình trạng vô cảm: Đây là chuyện bình thường, nó sẽ hết dần theo thời gian. Cảm giác ngứa ngực từ nhẹ đến nặng có thể xảy ra trong quá trình hồi phục. Các loại kháng hiisstamine như Benadryl có thể làm giảm bớt cơn ngứa trầm trọng, kéo dài. Nếu da bị đỏ, chạm vào thấy nóng, thì ngay lập tức liên lạc với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn.
- Mất cân đối, hai bên ngực trông khác nhau hoặc hồi phục khác nhau: Ngoại hình và cảm giác của hai bên ngực có thể khá khác nhau trong những ngày sau phẫu thuật. Đây là chuyện bình thường. Không có bộ ngực nào, dù là tự nhiên hay sau phẫu thuật, cân đối hoàn toàn.
Hãy trao đổi về chuyện quay trở lại làm việc với bác sĩ phẫu thuật của bạn. Tại phòng khám của tôi, bệnh nhân thường được cho quay lại làm việc 3-5 ngày sau phẫu thuật, nhưng không được vận động mạnh hoặc nâng đồ nặng. Bạn có thể quay lại tập luyện và thực hiện các hoạt động bình thường sau 6 tuần, trừ khi bác sĩ của bạn chỉ định khác.
Có rất nhiều biến số cần giải đáp sau phẫu thuật nâng ngực và những điều mà bạn có thể trông đợi sẽ xảy ra trong quá trình hồi phục. Nếu làm tốt thì phẫu thuật nâng ngực có thể đem lại kết quả bền và đẹp. Dưới đây tôi đã đưa ra một số ý chính về những điều có thể sẽ xảy ra dựa trên một số biến số. Nói chung, quá trình hồi phục của kỹ thuật “dual-plane” rất giống với quá trình hồi phục của kỹ thuật đặt túi độn dưới cơ.
1. Đau: Nhìn chung, đa phần bệnh nhân chịu được cơn đau của phẫu thuật nâng ngực. Khi túi độn ngực được đặt bên dưới mô tuyến, tức là bên trên cơ ngực, thì bệnh nhân bị đau rất ít sau phẫu thuật. Cơ không bị đụng chạm và nhìn chung, khi tôi thực hiện kỹ thuật này, phụ nữ phẫu thuật vào thứ 6 và có thể quay lại làm việc (miễn là họ không mang vác đồ nặng) vào thứ 2. Khi túi độn được đặt bên dưới cơ, thì bệnh nhân đau và nhức nhiều hơn, vì cơ đã bị nâng lên, tương tự như khi cơ bị kéo hoặc xé rách. Điều này khiến ngực sưng nhiều hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Trong những trường hợp này, đa số phụ nữ sẽ nghỉ làm ít nhất một tuần.
2. Sưng và kích cỡ: Chuyện ngực bạn to hơn khoảng một cỡ ngay sau phẫu thuật, thay vì có kích thước cuối cùng, là điều bình thường. Hiện tượng sưng bắt đầu xảy ra ngay sau phẫu thuật và thường sưng to nhất trong tuần đầu tiên. Sau khoảng một tháng, bạn gần như đã hết sưng, nhưng vẫn chưa quay về trạng thái chuẩn hoàn toàn. Sau khoảng 3 tháng nữa, bạn sẽ giảm được 99% sưng, nhưng sau 1 tháng là đã có thể đoán được khá chuẩn xác kích cỡ cuối cùng của bạn rồi. Nhưng bạn không cần tốn tiền mua áo ngực cho đến sau 3 tháng, vì áo bạn mua có thể sẽ không vừa khít nữa sau khi bạn hết sưng hoàn toàn. Thêm vào đó, bạn càng hoạt động nhiều thì sưng càng lâu; phẫu thuật càng xử lý nhiều thứ (ví dụ như trong treo ngực sa trễ...), thì sưng nề càng lâu. Như đã nói phía trên, đặt túi độn dưới cơ thường gây sưng to hơn và kéo dài hơn.
3. Sẹo: Quá trình hồi phục tự nhiên trải qua nhiều giai đoạn, nhưng nhìn chung, giai đoạn thứ nhất là giai đoạn sưng viêm, lúc này những vết sẹo sẽ cứng, có thể chuyển màu đỏ hoặc sậm hơn vào lúc mới đầu. Điều này thường kéo dài trong 3 tháng. Sau giai đoạn này là giai đoạn tái tạo (sửa chữa) tổ chức, lúc này sẹo hết sưng viêm và toàn bộ sẹo sẽ đạt đến trạng thái tiêu chuẩn sau 1 năm. Các vết sẹo gần như đạt đến trạng thái tiêu chuẩn sau 6 tháng. Có thể hạn chế tối đa sẹo nếu chọn đúng chỗ và khâu cẩn thận. Tôi cũng khuyên nên bảo vệ sẹo khỏi các tác động kéo giãn trong vài tháng đầu bằng cách sử dụng băng dán da phẫu thuật. Trong giai đoạn đầu, vết mổ vẫn còn yếu và dễ bị kéo giãn.
4. Mát-xa: Bác sĩ có thể gợi ý bạn mát-xa sớm hoặc muộn, tùy thuộc vào điều mà bác sĩ muốn đạt được. Nhìn chung, mát-xa sớm là để điều chỉnh túi độn cao hoặc để làm giãn vùng vú bị bó hẹp, ví dụ như với hội chứng vú hình ống. Còn mát-xa muộn là để giúp ngăn ngừa co thắt bao xơ. Hãy tra cứu “mát-xa ngực” để biết thêm chi tiết.
5. Tập luyện: Nhìn chung, tôi yêu cầu bệnh nhân tránh xa các hoạt động thể dục trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Gia tăng hoạt động có thể làm tăng sưng nề và sưng to có thể gây nứt, giãn da. Chiếu theo đó, bạn có thể thực hiện các hoạt động thể dục “không khiến ngực nảy”, ví dụ như đi bộ nhanh hoặc đạp xe, nhưng tốt nhất bạn nên giữ cho ngực không di chuyển quá nhiều cho đến khi bao xơ hình thành quanh túi độn đã lành và trở nên chắc chắn hơn. Đến tuần thứ 6, tôi cho phép bệnh nhân thực hiện mọi hoạt động.
6. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sau phẫu thuật nâng ngực rất hiếm khi xảy ra. Đa số bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kháng sinh hậu phẫu để hỗ trợ bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng.
7. Tụ dịch/tụ máu: Đây cũng là biến chứng hiếm gặp sau phẫu thuật nâng ngực. Nếu khoang chứa túi độn được thiết kế để “vừa như in” trong quá trình làm phẫu thuật, thì không có khoảng trống để hình thành tụ dịch, tụ máu. Bác sĩ cần chú trọng việc đảm bảo không có chảy máu trong khoang vú trước khi khâu kín vết mổ, để tránh hình thành tụ máu. Nếu thực sự bị tụ máu, thì bạn cần được rút máu để tránh bị co thắt bao xơ.
8. Ngủ: Tôi yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa khi ngủ, đồng thời mặt áo ngực sau phẫu thuật để giữ cho túi độn nằm đúng vị trí cho tới khi bao xơ hình thành quanh túi độn có cơ hội lành.
Hy vọng câu trả lời của tôi đã giải đáp gần hết những gì bạn hỏi trong bài.
Điều này thực sự còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Có lẽ giảm đau đầy đủ là điều quan trọng nhất. Mức chịu đau của mỗi người rất khác nhau. Tôi thấy phụ nữ từng sinh con thường ít bị đau hậu phẫu hơn, vì khả năng chịu đau của họ cao hơn. Nhìn từ góc độ phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê có thể thực hiện một số điều để giảm mức độ đau sau phẫu thuật cho bệnh nhân. Tôi thường gây tê ngực trước khi rạch mổ bằng hỗn hợp giữa thuốc gây tê tại chỗ tác dụng ngắn và tác dụng dài. Tôi thấy cách này giúp giảm đau sau phẫu thuật rất nhiều. Tôi cũng khuyến khích bệnh nhân nên dùng thuốc giảm đau đã kê mỗi 4 tiếng, đặc biệt là trong vòng 24-48 giờ đầu tiên. Nếu không kiểm soát cơn đau trong giai đoạn ngay khi vừa mới phẫu thuật xong, thì bạn sẽ rất khó “bắt kịp”. Đa số bệnh nhân của tôi bị đau rất ít sau phẫu thuật nâng ngực.
Tất nhiên, kiểu nâng ngực của bạn cũng sẽ quyết định mức độ khó chịu sau phẫu thuật. Túi độn to và đặt dưới cơ sẽ làm tăng những khó chịu hậu phẫu. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chọn túi độn lớn hay không nên đặt túi độn dưới cơ – chỉ là bạn nên biết điều gì sẽ xảy ra. Nhiều phụ nữ cũng gặp tình trạng khó ngủ trong những tuần đầu tiên sau nâng ngực do túi độn đè nặng trên ngực. Điều này nghiêm trọng hơn với người quen nằm ngửa.
Để giải đáp cho thắc mắc của bạn về thời gian nghỉ việc, kinh nghiệm của tôi là mỗi người mỗi khác. Có những bệnh nhân của tôi quay lại làm việc ngay trong ngày hôm sau (mặc dù tôi khuyên là không làm vậy), và có những bệnh nhân nghỉ hẳn 2 tuần ở nhà. Điều này thực sự phụ thuộc vào công việc của bạn và cảm giác của bạn. Còn về chăm sóc con cái, nếu túi độn được đặt dưới cơ, thì phải chờ vài tuần trước khi bạn thấy đủ thoải mái để bế con của bạn.
Còn về sẹo, tôi cho bệnh nhân biết là sẽ mất một năm để thấy được kết quả cuối cùng thực sự. Nhưng trên thực tế thì sau 3-6 tháng, sẹo của bạn đã phát triển rất gần tới kết quả cuối cùng rồi. Tôi khuyên dùng băng dán giấy 3M, tôi cũng áp dụng một chế độ mát-xa sẹo cụ thể để giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo sẹo.
Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?
Tôi là một giáo viên dạy thể dục và muốn nâng ngực thẩm mỹ. Tôi muốn có vòng một trông thật tự nhiên và không muốn ai biết mình làm ngực to lên bằng dao kéo. Tôi sợ rằng nếu tôi mất thêm thời gian nghỉ ngơi trước hoặc sau kỳ nghỉ đông, thì tất cả mọi người sẽ chú ý. Liệu tôi có thể được trở lại làm việc chỉ sau một tuần phẫu thuật? Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?
- 3 trả lời
- 8697 lượt xem
Nguy cơ biến chứng và thời gian hồi phục giữa các kiểu đường mổ có khác nhau không?
Chào bác sĩ, liệu các rủi ro và thời gian hồi phục khi thực hiện các kiểu đường mổ: như đường mổ quanh quầng vú, dọc đứng, nếp gấp dưới vú, đường nách và đường rốn có khác nhau không? Tôi muốn thực hiện qua đường nách nhưng có vẻ nó không phổ biến như đường mổ quanh quầng vú và dưới vú.
- 1 trả lời
- 1250 lượt xem
Tình trạng ngực dính liền sau nâng ngực có nặng hơn theo thời gian hoặc trong/sau quá trình mang thai không?
Chào bác sĩ, tôi đã nâng ngực bằng túi độn 5 năm trước và hai bên ngực hơi dính nhau một chút. Tôi sự định 1 đến 2 năm nữa sẽ sinh con nhưng không biết mang thai ảnh hưởng nhiều đến tình trạng này không? Liệu tôi có nên thay túi độn nhỏ hơn và khắc phục vấn đề này trước khi có thai không? Theo thời gian vấn đề này có trở nên nặng hơn không?
- 1 trả lời
- 2319 lượt xem
Cơ thể có thể tự hấp thụ khối dịch tụ/máu tụ không? Mất thời gian bao lâu?
Chào bác sĩ, sau buổi tái khám 1 tháng sau nâng ngực với bác sĩ, ngực tôi bị chấn thương do bác sĩ thực hiện matxa. Bây giờ nó bị sưng rất nặng. Bác sĩ bảo ông ấy không muốn hút dịch ra mà muốn tôi chờ để cơ thể tự hấp thụ. Liệu tình trạng của tôi sẽ biến chuyển như nào? (hình ảnh)
- 1 trả lời
- 1248 lượt xem
3 ngày sau nâng ngực: hai bên ngực cách nhau quá xa, một thời gian nữa có gần lại không?
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn 3 ngày trước, hình dạng và kích thước rất ưng nhưng mà hai bên ngực cách nhau xa quá nên tôi không hề có khe ngực. Liệu sau một thời gian nữa thì hai bầu ngực có gần lại không?
- 3 trả lời
- 2925 lượt xem
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
Những “cô gái” của chúng ta cũng có một hành trình trong cuộc đời. Bắt đầu từ năm 15 tuổi, chúng ta mong muốn nó phát triển, mong muốn có một chiếc áo ngực đầu tiên và sau đó chúng ta lại mong muốn một chiếc áo ngực to hơn của bạn bè.
Để bảo vệ người dùng trước nguy cơ mắc bệnh Ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ liên quan tới túi độn ngực (BIA-ALCL) ngày càng gia tăng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu Allergan thu hồi túi độn ngực và túi giãn mô vỏ nhám BIOCELL. Allergan đã chấp thuận yêu cầu và ngay lập tức cho loại bỏ trên phạm vi toàn cầu những sản phẩm này.