Thanh lọc cơ thể có thể trị mụn trứng cá không?
Nội dung chính của bài viết
- Mục đích của việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn p. acnes là để hệ miễn dịch không còn mục tiêu tấn công.
- Thanh lọc đường ruột thường làm da trở nên xấu đi.
- Lợi khuẩn trong đường ruột có khả năng làm cho hệ miễn dịch tạo ra ít phản ứng viêm hơn khi đối phó với sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Chính vì thế, phương pháp thanh lọc thực sự để trị mụn là ăn sữa chua hàng ngày hoặc uống các loại thuốc lợi khuẩn.
Xem thêm: cách trị mụn
Phương pháp thanh lọc cơ thể thực sự có tác dụng lại không cần đến những sản phẩm được quảng cáo là thải độc ruột hay thải độc gan. Thực tế, cơ thể được thanh lọc bằng những sản phẩm mà bạn bổ sung vào chứ không phải là những “chất độc” bạn lấy đi.
Nguyên nhân thật sự gây mụn trứng cá
Mụn trứng cá thực chất không phải là do các chất độc trong cơ thể đang tìm đường thoát qua da như nhiều người vẫn tưởng mà nguyên nhân gây mụn thực sự là do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với sự tồn tại của vi khuẩn trên da.
Làn da người là một hệ sinh thái phức tạp, trong đó các tế bào da là nơi trú ngụ cho hàng triệu triệu vi sinh vật mà hầu hết trong số đó thuộc về da và đóng vai trò tăng cường sức khỏe cho làn da. Vi khuẩn mụn p. acnes thường sống trong những lỗ chân lông. Chúng giúp cho lỗ chân lông có thể đẩy dầu thừa lên bề mặt da bằng cách tiêu thụ axit béo có trong dầu.
Chất béo có trong dầu trên da là loại chất béo không tan trong nước nên rất khó bị rửa trôi bằng nước. Tuy nhiên, vi khuẩn mụn p. acnes có tác dụng chuyển hóa dầu thừa và bã nhờn thành axit béo giống như các loại axit béo có trong dầu hạt lanh hay dầu cá, và quá trình chuyển hóa đó còn tạo ra một chất khác là axit propanoic. Nhờ có vi khuẩn p. acnes, lớp dầu đặc được biến thành các axit béo có kích thước nhỏ hơn và axit propanoic nhẹ, cả hai chất này đều tan trong nước. Do đó, khi không có sữa rửa mặt, vi khuẩn mụn p. acnes đóng vai trò giúp cho việc làm sạch da trở nên dễ dàng hơn.
Mụn trứng cá chỉ hình thành khi vi khuẩn mụn p. acnes bị kẹt lại trong lỗ chân lông. Khi chết đi, các tế bào da thường được đẩy lên bề mặt da nhưng đôi khi chúng lại rơi ngược vào lỗ chân lông, tích tụ lại và gây bít tắc. Khi lỗ chân lông bị bít, vi khuẩn mụn p. acnes ở bên dưới sẽ không còn nguồn thức ăn và tạm thời dừng hoạt động. Lúc này, vi khuẩn sẽ tiết ra các chất làm cho hệ miễn dịch giải phóng các chất gây viêm.
Những chất này tiêu diệt một phần vi khuẩn nhưng lại khiến các tế bào da xung quang trở nên nhạy cảm hơn với sự tấn công của hệ miễn dịch. Sau khi bị viêm đỏ, nếu có đủ số tế bào da chết đi thì lỗ chân lông sẽ lại mở ra.
Bạn có thể thanh lọc da và tiêu diệt vi khuẩn nhưng hệ miễn dịch vẫn có thể làm hình thành mụn ngay cả khi không hề có vi khuẩn. Bạn sẽ nhận thấy điều này nếu bạn đã từng bị mụn do ăn phải một thứ gì đó gây dị ứng hoặc khi bôi một sản phẩm không phù hợp lên da.
Trên thực tế, mọi cố gắng tiêu diệt hết vi khuẩn trên da đều gây hại chứ không hề có lợi. Các chất hóa học như cồn có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng chỉ khi có nồng độ đủ mạnh (46%). Nếu có nồng độ thấp hơn, cồn sẽ chỉ hủy diệt các tế bào da và những tế bào da khi chết đi lại gây bít lỗ chân lông. Sau đó, hệ miễn dịch lại tạo ra các phản ứng gây viêm để loại bỏ tế bào da chết và làm hình thành nên mụn mủ. Do đó, việc thanh lọc da là một điều không nên thực hiện. Vậy còn thanh lọc đường ruột thì sao?
Sức khỏe đường ruột và mụn trứng cá
Đường ruột trong cơ thể cũng giống như một hệ sinh thái với hàng triệu triệu vi khuẩn - chiếm đến 1/3 thành phần trong ruột – cùng tồn tại. Nếu không có những vi khuẩn này, chất thải cơ thể sẽ trở nên rất cứng và sự co bóp của ruột sẽ rất khó khăn.
Một số vi khuẩn trong đó là vi khuẩn gây bệnh nhưng còn có vô số các vi khuẩn khác cạnh tranh nguồn thức ăn, nước và không gian với chúng nên chúng ta thường rất hiến khi gặp phải hiện tượng nhiễm khuẩn đường ruột. Kể cả khi bị nhiễm khuẩn, đường ruột sẽ tự tìm cách làm rỗng bên trong để đẩy vi khuẩn có hại ra ngoài.
Một số vi khuẩn cộng sinh và vi khuẩn cơ lợi còn giúp tạo ra vitamin và axit béo, đặc biệt là axit propanoic để chiến đấu chống lại ung thư ruột. Ngoài ra, một số vi khuẩn cộng sinh mà chúng ta thường gọi là lợi khuẩn còn có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và điều chỉnh hệ miễn dịch.
Lợi khuẩn điều chỉnh hệ miễn dịch như thế nào?
Thành ruột được bao phủ bới một lớp lông nhung. Mạch máu gửi hàng tỉ tế bào bạch cầu đến vùng lông nhung này để ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường máu. Mặc dù vi khuẩn gây bệnh vẫn có lợi lọt vào mạch máu nhưng thường không đủ nhiều để làm chúng ta bị bệnh.
Các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus acidophilus cũng sống ở lông nhung và hệ miễn dịch sẽ tấn công chúng bằng các phản ứng viêm. Khi nhận ra rằng những vi khuẩn này không cần phải bị tiêu diệt, hệ miễn dịch sẽ tiết ra ít chất gây viêm hơn trong toàn cơ thể, do đó những lợi khuẩn có khả năng làm giảm viêm cả ở trong da và não bộ.
Vì thế bạn phải đảm bảo được rằng trong đường ruột luôn có lợi khuẩn để ngăn hệ miễn dịch tạo ra các phản ứng gây hại. Và những phản ứng gây hại nghiêm trọng nhất lại luôn gây ra bởi chính hệ miễn dịch.
Phương pháp thanh lọc thật sự để trị mụn
Vì lí do nêu trên nên việc ngăn chặn các phản ứng gây viêm da không liên quan đến việc thanh lọc ruột hay diệt khuẩn. Cách tốt nhất để điều trị viêm da là bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể bằng cách ăn sữa chua hàng ngày hoặc uống các loại thuốc lợi khuẩn.
Nếu có dùng các sản phẩm thải độc đường ruột thì bạn cũng chỉ nên dùng một cách hạn chế nhất là khi bị táo bón để tránh đào thải hết lợi khuẩn ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế thanh lọc ruột khi đang bị viêm da. Hãy nhớ rằng điều bạn cần làm là loại bỏ mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch chứ không phải thực sự tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành cũng là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này.
Da khô có thể là một nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá vì da khô thường có lỗ chân lông khép chặt và giữ lại vi khuẩn bên trong, hình thành nên mụn.
Điều gì có thể tự nhiên hơn là điều trị mụn trứng cá với dấm táo? Thực tế là, đối với tất cả các loại da, đặc biệt da thô, dấm táo có thể gây ra nhiều dầu hơn khi điều trị, và những người có bệnh chàm hoặc viêm da tiếp xúc thậm chí có thể bùng phát bệnh khi họ sử dụng dấm táo điều trị trứng cá.
Nếu được dùng đúng cách, mặt nạ baking soda đôi khi có thể giúp giảm mụn nhưng không phải ai cũng hợp với phương pháp này.
Bạn từng bị mụn khi còn nhỏ và bạn lo lắng rằng con mình cũng sẽ bị mụn? Đây không phải là suy nghĩ của riêng mình bạn mà là mối quan tâm phổ biến ở các bậc cha mẹ. Mối lo này là hoàn toàn có cơ sở vì loại da, mức độ tiết dầu và mụn là những yếu tố có thể di truyền.
- 3 trả lời
- 2546 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 7 trả lời
- 2035 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 5 trả lời
- 3794 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 3 trả lời
- 17529 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?
- 0 trả lời
- 1271 lượt xem
Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!