Tẩy da chết hóa học peel có giúp chữa mụn và sẹo không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Các loại tẩy da chết hoá học dùng tại nhà có tác dụng làm lỏng lớp “keo” kết dính các tế bào chết trên da.
- Hai loại tẩy da chết hóa học không kê đơn phổ biến nhất là BHA và AHA.
- Tẩy da chết hóa học có thể được dùng hàng ngày nếu như không dùng thêm các loại tẩy da chết vật lý.
- Các loại tẩy da chết hóa học sẽ không thể xóa hoàn toàn đốm thâm nếu không có sự hỗ trợ của các sản phẩm làm trắng da.
Xem thêm: cách trị mụn
Có một số sản phẩm tẩy da chết bạn chỉ có thể mua được tại các phòng khám nhưng cũng có một số loại bạn có thể tự mua được và dùng tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được tẩy da chết hóa học.
Tác dụng của tẩy da chết hóa học đối với da mụn
Các chuyên gia làm đẹp đã dùng tẩy da chết hóa học để chữa trị cho da từ hàng ngàn năm nay, mặc dù thời xưa họ không hề ý thức được việc họ làm là dùng axit tẩy đi tế bào chết trên da. Tài liệu lịch sử ghi chép lại, nữ hoàng Cleopatra thường ngâm mình trong sữa để làm đẹp.
Sữa có chứa axit lactic, một chất mà vào thế kỉ 21 vẫn được dùng làm tẩy da chết hóa học dành cho da mụn. Nữ diễn viên nổi tiếng của thế kỉ 19, Lily Langtry cũng thường làm đẹp bằng cách ngâm mặt vào dấm táo để chống lại tác động của ánh nắng lên da. Dấm là một thể của axit acetic, một chất vẫn được dùng làm tẩy da chết tại nhà hiện nay.
Tẩy da chết hóa học có tác dụng làm bong lớp da chết, nhường chỗ cho lớp da mới được đưa từ lớp nền bên dưới lên trên bề mặt da. Lớp da mới này có màu tự nhiên hơn lớp da chết trước đó và tế bào cũng có kích thước nhỏ hơn nên giúp cho lỗ chân lông thông thoáng do không bị bít bởi da chết và dầu thừa.
Việc dùng tẩy da chết hóa học còn kích thích sự sản sinh collagen dưới da, làm đầy sẹo, giúp da trở nên khỏe và đàn hồi hơn.
Chọn loại tẩy da chết hóa học phù hợp
Tuy nhiên, không phải loại tẩy da chết hóa học nào cũng có tác dụng với mọi loại mụn và mọi loại da khác nhau.
Alpha-hydroxy acids, hay AHA có tác dụng làm lỏng lớp keo kết dính các tế bào da trên bề mặt. Mọi sản phẩm tẩy da chết không kê đơn đều có chứa AHA ngoại trừ các sản phẩm có axit salicylic.
- Beta-hydroxy acids, hay BHA cũng có tác dụng làm lỏng lớp keo kết dính tế bào da và axit salicylic là loại BHA duy nhất được dùng trong chăm sóc da. Ngoài ra, axit propanoic - một phụ phẩm của quá tình vi khuẩn gây mụn phân hủy bã nhờn cũng là một loại BHA.
- Omega-hydroxy acids. Đây là chất rất hiếm khi được nhắc tới do đó nó còn không có tên viết tắt. Omega-hydroxy acids là loại axit làm phân hủy lớp sáp trên bề mặt của lá cây và thân cây. Bạn không nên chọn những sản phẩm có thành phần Omega-hydroxy acids vì chất này hầu như không có tác dụng gì cho da.
- Axit glycolic. Đây là chất tẩy da chết hóa học được dùng phổ biến nhất cho da mụn. Axit glycolic có khả năng làm mở lỗ chân lông hiệu quả hơn là xóa mờ vết thâm. Loại axit này thường được dùng cho da khô và da chắc nhiều hơn là da dầu và loại da chùng nhão. Axit glycolic trong các sản phẩm tẩy da chết thường có nồng độ tương đối cao, lên đến 10% trong các sản phẩm không kê đơn và 30% trong các sản phẩm kê đơn.
- Axit lactic. Axit lactic là loại axit có trong sữa và đặc biệt hữu ích dành cho việc xóa vết thâm trên da chắc và da dầu. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi dùng axit lactic cho vùng mắt.
- Axit salicylic được dùng cho da tối màu. Loại axit này vừa là chất tẩy da chết vừa là chất chống viêm. Axit salicylic được dùng với nồng độ thấp hơn nhiều so với axit glycolic.
Cách dùng tẩy da chết hóa học
Tẩy da chết hóa học tạo ra sự thay đổi về màu sắc trên da gần như ngay lập tức do đó bạn có thể sẽ muốn dùng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng retinol, retin-A, tretinoin dạng bôi hay bất kì sản phẩm nào có chứa BHA hoặc AHA, bạn chỉ nên dùng tẩy da chết hóa học một lần mỗi tuần.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng đồng thời cả tẩy da chết hóa học và tẩy da chết vật lý (dạng hạt). Việc dùng cả hai cùng lúc sẽ khiến da bị đỏ và kích ứng. Nếu không dùng thêm bất kì sản phẩm tẩy da chết nào khác và da không bị kích ứng, bạn có thể dùng tẩy da chết hóa học hàng ngày.
Những người da tối màu nên dùng BBHA thay vì AHA và nên bắt đầu với loại có nồng độ thấp nhất để đảm bảo da không bị kích ứng. Nếu axit salicylic gây kích ứng da, bạn nên chuyển sang dùng tẩy da chết dạng hạt kết hợp với kem dưỡng trắng da.
Mặt khác, nếu muốn xóa vết thâm sau mụn, bạn cần dùng cả tẩy da chết hóa học và kem dưỡng trắng. Da trắng có thể dùng các sản phẩm có chứa hydroquinone nhưng việc dùng chất này lại có thể là thảm họa đối với da người Châu Á và da đen, vì hydroquinone có thể gây ra những vệt màu xanh đen trên những loại da này.
Các chất dưỡng trắng khác như arbutin, axit azelaic, axit kojic an toàn hơn cho mọi loại da nhưng bạn nên chuyển sang một chất khác sau khi dùng hết một sản phẩm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng da bị nhờn khi dùng một chất trong thời gian dài.
Sự khác nhau giữa tẩy da chết hóa học không kê đơn và tẩy da chết hóa học kê đơn
Nếu một sản phẩm chỉ có thể mua được khi có đơn của bác sĩ hoặc mua tại các phòng khám da liễu thì sản phẩm đó thường có nồng độ mạnh hơn các sản phẩm không kê đơn. AHA trong các sản phẩm không kê đơn thường chỉ có nồng độ đủ để làm tan lớp keo dính giữa các tế bào da chết.
Trong khi đó, các sản phẩm AHA kê đơn thường có độ pH rất thấp, khiến cho AHA có tác động quá mạnh và phá hủy cả những tế bào da khỏe mạnh. Những sản phẩm như vậy vẫn có tác dụng loại bỏ da chết nhưng lại khiến da bị kích ứng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu dùng đúng cách thì AHA vẫn mang lại hiệu quả làm sạch mụn.
Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng có thể dùng phenol và axit trichloroacetic để loại bỏ da chết. Những chất độc này có thể được trộn với dầu khổ sâm (ba đậu) hoặc septisol để làm cho hỗn hợp thẩm thấu sâu hơn vào dưới da. Tuy nhiên, phương pháp nguy hiểm này đã được thay thể gần như hoàn toàn bằng biện pháp laser.
Liệu có những phần mềm nào sử dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng ánh sáng xanh, đỏ để trị mụn không?
Chúng ta thường thấy tỏi được xem như món vũ khí giúp xua đuổi ma quỷ. Thậm chí từ hàng trăm năm trước, tỏi còn được dùng để bảo vệ da khỏi tác hại của mụn. Vậy, nếu không có tỏi, da sẽ bị lũ “ma mụn” tấn công hay sao?
9 thói quen hàng ngày giúp cải thiện tình trạng mụn bao gồm ngủ đủ giấc, thay đổi chế độ ăn, rửa mặt 2 lần mỗi ngày...
Các mối liên quan giữa chế độ ăn uống và da của bạn có thể làm bạn ngạc nhiên.
Hầu hết các sản phẩm làm từ sữa đều có chứa một loại hormone gây mụn.
- 0 trả lời
- 942 lượt xem
Thưa bác sĩ, em bị mụn hơn 3 năm rồi, spa có da liễu có nhưng chỉ 1 time là lại lên... Em ở Hà Nôi ạ , bác sĩ có phương án nào giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 7 trả lời
- 9855 lượt xem
Tôi không thể gặp được bác sĩ da liễu vài tháng nay rồi. Liệu tôi có thể sử dụng kem bôi chứa corticoid (hydrocortisone) lên những mụn bọc đã xuất hiện vài tuần nay được không? Nó có giúp giảm mụn và ngăn ngừa sẹo do mụn bọc để lại giống như tiêm cortisone vào trong mụn không?
- 3 trả lời
- 2549 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 7 trả lời
- 2037 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 3 trả lời
- 17534 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?