Bị bọng mắt sau khi tiêm filler Juvederm vào dưới mắt
Một điều khá quan trọng cần biết ở đây là bạn đã tiêm khi nào. Nếu tiêm filler chưa đến một tuần thì không cần lo lắng vì bọng mắt có thể là do sưng sau khi tiêm. Đến khoảng tuần thứ hai thì các vết bầm tím và sưng sẽ biến mất và cho thấy kết quả cuối cùng.
Cá nhân tôi thường tiêm Restylane cho vùng mắt, còn tiêm Juvederm cho môi vì Juvederm có khả năng hấp thụ nhiều nước hơn, do đó phù hợp với mục đích làm cho môi căng mọng hơn. Tác dụng hấp thu nước mạnh của Juvederm có thể là lý do gây nên bọng mắt, hoặc cũng có thể là do đã tiêm quá nhiều filler.
Để giải quyết vấn đề ldo tiêm quá nhiều thì hãy đến gặp lại bác sĩ để tiêm tan filler bằng hyaluronidase, chất này sẽ làm tan lượng filler đã tiêm và làm biến mất các tác dụng không mong muốn của sản phẩm. Sau đó, bạn có hai lựa chọn, một là tiêm Restylane hoặc tiến hành phẫu thuật mí mắt. Phương pháp phẫu thuật sẽ cho kết quả lâu dài hơn so với filler.
Tôi thích cấy mỡ tự thân vùng mắt hơn, và thường không tiêm filler Juvederm , Radiesse, Restylane, Perlane Evolence, Sculptra hoặc bất kỳ chất làm đầy nào để khắc phục tình trạng hốc mắt trũng vì các lí do sau:
- Da mí mắt rất mỏng và nhạy cảm nên các chất làm đầy thường bị lộ qua da, tạo nên các cục nhỏ màu xám
- Tình trạng hốc mắt trũng sâu cần được xử lý bằng cách cấy mỡ tự thân
- Không giống như mỡ, chất làm đầy thường gây cứng và thiếu tự nhiên.
- Hoạt động của cơ mí mắt sẽ đẩy chất làm đầy xuống vùng trên má và làm cho tình trạng trũng trở nên tệ hơn.
- Tình trạng bầm tím có thể trở nên vĩnh viễn do sắc tố hemosiderin.
- Việc tiêm chất làm đầy cho vùng quanh mắt rất nguy hiểm, có thể gây mù.
- Theo thời gian, khi mát-xa mắt, các chất làm đầy có thể bị phân hủy.
Việc tiêm các chất làm đầy vào dưới mắt đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác. Một loại filler phù hợp để tiêm vào dưới mắt và làm đầy vùng trũng là Volbella - một chất làm đầy có kết cấu lỏng. Các loại filler khác thường quá đặc nên không phù hợp lắm khi tiêm vào vùng mắt và có thể gây nổi u cục. Khi tiêm filler vào vùng này thì nên tiêm từng lượng nhỏ, sau đó đánh giá rồi mới tiêm thêm cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn. Nếu tình trạng bọng mắt là do tiêm quá nhiều thì bạn nên chờ ít nhất 2 tuần và yêu cầu bác sĩ tiêm tan để loại bỏ lượng filler.
Không phải ai cũng phù hợp với phương pháp tiêm filler vào vùng dưới mắt. Những người có da lỏng lẻo và các nếp nhăn dưới mắt mà chọn cách tiêm filler để “lấp đầy” vào vùng làn da lỏng lẻo thì thường sẽ không có được kết quả như ý. Ngoài ra, phương pháp này cũng không phù hợp với những người vốn đã có túi mỡ lớn và nhô ra bên dưới mắt. Trong những trường hợp này thì phẫu thuật mí mắt sẽ là một lựa chọn phù hợp hơn.
Hyaluronidase là một chất tiêm có thể làm tan filler trong trường hợp filler gây ra các vấn đề không mong muốn. Tuy nhiên, nếu filler được tiêm đúng cách thì hiếm khi cần phải tiêm hyaluronidase.
Sự xuất hiện của bọng mắt có thể là do túi mỡ và các túi mỡ này có thể lồi rõ hơn khi có vùng trũng bên dưới. Bằng cách làm đầy các đường rãnh dưới mí mắt bằng filler thì có thể không cần tiến hành phẫu thuật. Hơn nữa, đôi khi việc phẫu thuật loại bỏ túi mỡ có thể khiến khuôn mặt trông già đi hoặc khiến hốc mắt trũng sâu hơn. Với kỹ thuật hiện tại ngày nay thì vấn đề hốc mắt trũng có thể được khắc phục bằng cách tiêm filler, kết hợp giữa phẫu thuật và tiêm filler hoặc sử dụng mỡ tự thân.
Đa số mọi người đều sẽ bị sưng trong vài ngày sau khi tiêm filler và các vết bầm tím cũng có thể gây sưng. Còn nếu tình trạng bọng mắt là do tiêm quá nhiều chất làm đầy thì giải pháp tốt nhất là tiêm tan bằng hyaluronidase. Đây là chất thường được sử dụng để hòa tan chất làm đầy trong những trường hợp tiêm quá nhiều.
Ngoài ra, túi mỡ dưới mắt có thể tự nhô ra theo thời gian và tạo bọng mắt. Nếu tiêm chất làm đầy vào đường rãnh bên dưới mắt (bên dưới túi mỡ) thì bọng mắt sẽ càng trở nên rõ hơn vì lúc này đường rãnh đã biến mất. Nếu vấn đề đúng là do túi mỡ thì bạn sẽ cần phẫu thuật để xử lý còn nếu là do chất làm đầy thì chỉ cần tiêm tan.
Khi vùng mắt đã trở lại bình thường, bạn có thể cân nhắc việc làm phẫu thuật để khắc phục vấn đề hốc mắt. Tôi phải nói trước với bạn rằng việc phẫu thuật chỉnh sửa hốc mắt bên dưới sẽ khá phức tạp và kết quả có thể sẽ không được như ý.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu tiêm Juverderm cho những người không phù hợp, ví dụ như những người mà da chảy xệ, túi mỡ nhô ra bên dưới mắt, da quá mỏng. Đây là những trường hợp không nên tiêm filler để khắc phục vấn đề hốc mắt trũng. Nếu như bọng mắt không phải là do sưng sau khi tiêm thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm hyaluronidase để làm tan Juvederm.
- Sản phẩm được tiêm vào sai vị trí hoặc độ sâu dưới da
- Tác động bình thường của Juvederm. Loại filler này có thể gây sưng bên dưới mắt ngay cả khi tiêm vào vị trí chính xác.
- Tiêm lượng filler quá nhiều
Dù là nguyên nhân nào thì vấn đề đều có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách tiêm hyaluronidase (chất phân giải filler). Sau khi tiêm hyaluronidase , bạn có thể lựa chọn tiêm một loại filler khác hoặc phẫu thuật.
Bọng mắt nặng thêm sau khi tiêm tan filler
Tôi đã tiêm Juvederm vào dưới mắt 3 tuần trước nhưng sau đấy mắt tôi có bọng lớn nên tôi có đi tiêm tan bằng hyaluronidase cách đây 1 ngày. Bây giờ, mắt tôi trông còn tệ hơn, trông cứ như là có hai bọng mắt vậy. Bác sĩ bảo tôi là cứ kiên nhẫn chờ vì phải vài ngày thì hyaluronidase mới có tác dụng. Có đúng thể không? Liệu tình trạng của tôi có thật sự cải thiện được không? Tôi nên làm gì bây giờ?
- 2 trả lời
- 1791 lượt xem