Rụng tóc từng mảng, hay rụng tóc từng vùng, là dạng rụng tóc rất phổ biến ở người. Có tới 2% dân số thế giới từng bị rụng tóc từng mảng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bất kể giới tính. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến tóc mà còn có thể tác động lên các loại lông và móng trên cơ thể; ví dụ như nữ giới có thể bị rụng tóc, lông mày, lông mi..., ở nam thì có thêm phần râu. Về mặt y học, rụng tóc từng mảng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý và cảm xúc của bệnh nhân và gia đình người bệnh.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rụng tóc từng vùng là một loại bệnh tự miễn phức tạp, tức là hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các nang tóc, gây ra bệnh rụng tóc. Những đặc điểm của bệnh này là đột ngột khởi phát, rụng tóc không sẹo và không làm tổn hại nang tóc.
Chính vì nang tóc còn nguyên vẹn, nên sau khi rụng, tóc có thể tự mọc trở lại trong vòng một năm mà không cần điều trị đối với phân nửa số bệnh nhân. Tuy nhiên điều này không chắc chắn sẽ xảy ra và cũng không thể dự đoán trước thời điểm chính xác mà tóc sẽ mọc lại. Sau khi điều trị, bệnh rụng tóc từng mảng vẫn có khả năng tái phát.
Bệnh này không phân biệt giới tính hay độ tuổi, dù là nam hay nữ, ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều có khả năng khởi phát bệnh. Những đặc điểm phổ biến của bệnh nhân rụng tóc từng mảng là:
Bạn có thể nhận ra mình có triệu chứng của rụng tóc mảng thông qua các dấu hiệu sau:
Bệnh rụng tóc từng mảng đa phần không có biểu hiện sớm, tóc thường rụng hoặc trở nên thưa thớt một cách đột ngột. Một số bệnh nhân có cảm giác rát, châm chích ở vùng rụng tóc.
Rụng tóc từng vùng được chia thành các loại:
Sau đó là tới các kiểu rụng ít gặp hơn và cũng là dạng nặng hơn của căn bệnh này.
Trong bệnh rụng tóc từng mảng, xung quanh nang tóc nằm sâu bên dưới da xuất hiện hiện tượng sưng viêm. Sự sưng viêm này khiến cho nang không thể tiếp tục nuôi dưỡng sợi tóc, khiến sợi tóc bị rụng khỏi đầu, hoặc làm sợi tóc yếu dẫn đến đứt gãy. Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng viêm vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống miễn dịch chính là thủ phạm đứng sau hiện tượng này. Trong đó, hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, bình thường bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác, nay xác nhận tóc là vật thể cần tiêu diệt và tự quay sang tấn công sợi tóc đang mọc.
Vì trong quá trình này, tế bào gốc để sản sinh sợi tóc mới không bị tổn thương vĩnh viễn, vậy nên nếu có thể làm cho hết viêm, thì tóc có thể mọc trở lại từ những nang tóc cũ. Đây cũng là cơ chế của hầu hết các phương pháp điều trị bệnh rụng tóc từng mảng.
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh rụng tóc từng mảng là phản ứng tự miễn dịch tác động nên nang tóc, gây ra bởi cả yếu tố di truyền và môi trường.
Theo nghiên cứu quan sát, bệnh rụng tóc từng mảng có tỉ lệ liên quan cao tới di truyền, với con số cụ thể là từ 10-42%. Vào năm 2011, một báo cáo đã chỉ ra có một số lượng gen nhất định (8-16 gen) quy định việc liệu một người có mắc chứng rụng tóc từng mảng hay không. Trong đó, vùng kháng nguyên bạch cầu người lớp II (Human leukocyte antigen class II) nằm trên nhiễm sắc thể số 6 là vùng có khả năng cao nhất chứa các gen quy định khả năng mắc bệnh này ở mỗi người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rụng tóc từng mảng là bệnh di truyền đa gene phức tạp.
Nhìn chung, bệnh nhân trưởng thành có người nhà mắc bệnh rơi vào khoảng 0-8,6%, trong khi trẻ em bị rụng tóc mảng có người nhà mắc bệnh chiếm từ 10-51,6%. Một nghiên cứu phát hiện ra bệnh nhân nam có tỉ lệ người thân bị rụng tóc cao hơn bệnh nhân nữ.
Các gen gây ra rụng tóc từng mảng vốn dĩ đã nằm trong cơ thể bệnh nhân ngay từ khi mới chào đời, tuy nhiên, có những người sẽ khởi phát bệnh tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ, còn những người khác có thể cả đời không mắc bệnh. Để lý giải cho điều trên, người ta đưa ra giả thuyết là do sự tác động của môi trường xung quanh. Yếu tố môi trường có thể kích hoạt bệnh rụng tóc từng mảng, và-hoặc làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Stress – căng thẳng thường được ghi nhận là nguyên nhân gây bệnh, mặc dù chưa có kết luận cụ thể. Các yếu tố môi trường gây stress khác trong rụng tóc mảng có thể bao gồm:
Tuy nhiên, tác động cụ thể đến từ các yếu tố này đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Đại đa số bệnh nhân mắc bệnh rụng tóc từng mảng (ít nhất là một nửa số bệnh nhân) có thể tự mọc tóc trở lại một cách ngẫu nhiên trong vòng một năm, vậy nên việc lựa chọn không chữa trị là phương án hoàn toàn hợp lý đối với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần, không khỏi dứt điểm và có thể tiến triển nặng hơn. Trong trường hợp rụng tóc lan toàn da đầu hoặc gặp những dạng nặng của bệnh, thì bệnh nhân khó có thể tự hồi phục. Việc điều trị có khả năng giúp rút ngắn thời gian tóc mọc trở lại và ngăn các đợt rụng tóc mới trong tương lai. Bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các yếu tố tiên lượng xấu và khả năng tái phát của bệnh, để nắm rõ bệnh tình và đưa ra quyết định hợp lý cho bản thân.
Các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm:
Có rất nhiều phương pháp để điều trị rụng tóc mảng, nếu kể ra hết thì có thể lên đến 20-30 phương pháp các loại. Tuy nhiên đây đều là các biện pháp off-label, tức là sử dụng thuốc hay công cụ khác với chỉ dẫn in trên bao bì. Hiện vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu để đối phó với bệnh này. Thêm vào đó, do tóc có thể tự mọc lại nên cũng gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị. Bài viết sẽ liệt kê một số phương pháp điều trị phổ biến của chứng rụng tóc từng mảng.
Có hai cách sử dụng corticosteroid: tiêm hoặc bôi ngoài da.
Cortisteroid bôi ngoài da thường chỉ được chỉ định cho các ca mắc bệnh ở trẻ nhỏ, liều lượng sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo mỗi ca bệnh cụ thể. Cơ chế của thuốc là chặn đứng quá trình sưng viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của nang tóc bị ảnh hưởng. Kết quả của phương pháp này không nhất quán, nhưng ước tính khoảng 57% bệnh nhân đã mọc lại tóc hoàn toàn trong quá trình chữa bệnh.
Phương pháp tiêm corticosteroid thì được chỉ định khi tổng diện tích tóc rụng tùng vùng không vượt quá 50% diện tích đa đầu. Kết quả mà phương pháp này mang lại cũng khả quan hơn một chút, với 63% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn chỉ trong vòng 4 tháng.
Khuyết điểm của phương pháp này:
PUVA là phương áp chiếu tia cực tím để ức chế tổng hợp ADN làm giảm tăng sinh tế bào, giảm lympho T, giảm số lượng và chức năng của tế bào langerhans... từ đó điều trị và giảm triệu chứng của các bệnh ngoài da, bao gồm rụng tóc từng mảng. Phương pháp này có thể sử dụng toàn thân hoặc tại chỗ, đem lại kết quả sau 20-40 lần điều trị. Mặc dù có đạt được tác dụng mọc tóc, nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về phương pháp này nên chưa thể đánh giá mức độ hiệu quả, thêm vào đó tỉ lệ tái phát sau khi ngừng điều trị cũng khá cao.
Đây là biện pháp dùng hoạt chất kích thích bôi lên bề mặt vùng da bị rụng tóc từng mảng để tạo ra các phản ứng viêm da tiếp xúc dị ứng ở những vùng này, từ đó đánh lạc hướng tế bào T để nó không tấn công nang tóc nữa. Áp dụng 1 lần/1 tuần, liên tục trong vòng 6 tháng và được chỉ định đối với những người có các mảng tóc rụng lớn. Tác dụng của biện pháp này giao động từ 9-87%, tuy nhiên nó có thể có các tác dụng phụ khá khó chịu.
Các tác dụng phụ bao gồm:
Minoxidil là dạng thuốc mỡ bôi ngoài da dùng để trị rụng tóc từng mảng hoặc bệnh hói đầu, sử dụng trực tiếp lên vùng bị rụng tóc mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Công dụng của nó là làm giãn mao mạch ở da, qua đó cải thiện chức năng nang tóc, kích thích tóc mọc trở lại. Thuốc Minoxidil thường được áp dụng làm phương án điều trị phụ, kết hợp cùng các biện pháp khác. Bệnh nhân sẽ cần duy trì sử dụng thuốc để giữ cho kết quả được như ý.
Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về bệnh rụng tóc từng mảng, cũng như nghiên cứu thêm về các phương pháp điều trị mới, trong đó có thể kể đến như: sử dụng chất ức chế JAK, Phenol, Quercetin, Vitamin A... Mối tương quan của bệnh rụng tóc với các loại bệnh khác (viêm khớp dạng thấp, tiểu đường loại I, tình trạng đường ruột...) cũng là một chủ đề đang dần được khai thác và hứa hẹn sẽ mở ra những hướng mới trong việc điều trị chứng rụng tóc mảng.
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân có thể tham khảo biện pháp đội tóc giả hoặc hóa trang, trang điểm để che đi mảng rụng tóc, giúp đem lại vẻ ngoài mong muốn và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Các bác sĩ cho tôi hỏi như thế này có phải là rụng tóc từng vùng không?
Tôi mới đi xin tư vấn về cấy mỡ tự thân, với thủ thuật này bác sĩ sẽ hút mỡ từ bụng, hông và khu vực bên dưới ngực để cấy tăng kích thước mông. Năm nay tôi 22 tuổi, từng mang thai một lần vào ba năm trước. Tôi không muốn có da chảy xệ, nhăn nheo treo lủng lẳng trước bụng nên tôi đang lo không biết liệu đây có phải lựa chọn đúng đắn. Tôi vẫn còn trẻ nên không muốn làm tạo hình thành bụng vì nó để lại sẹo. Còn có phương pháp nào khác giúp căng da thừa nếu có sau hút mỡ không?
Tôi đã phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ bằng đặt túi độn 15 tháng trước. Hiện tại tôi đang mang bầu, liệu điều này có ảnh hưởng và làm hư hỏng túi ngực của tôi không? Tôi đặt túi ngực dưới cơ nhưng tôi lo là sau khi mang thai và cho con bú ngực sẽ bị chảy xệ
Tôi đã trải qua một lần điều trị laser triệt lông vùng kín ( bikini) vào 2 tuần trước. Đó là một phiên điều trị rất nhanh chóng. Chỉ có một ít lông đã rụng đi. Vậy khi chúng rụng thì chúng có biến mất mãi mãi hay không? Lông có tiếp tục rụng qua thời gian hay không, và tôi không biết hiệu quả của triệt lông là như thế nào trong nhiều tuần? Hay là tất cả các lông sẽ rụng đi sau lần điều trị đầu tiên và sau đó một phần sẽ mọc lại, đó là khi bạn thực hiện lần điều trị tiếp theo?
Tôi mới dùng niềng răng trong suốt invisalign được hai ngày nhưng đã làm mất máng chỉnh răng hàm trên của bộ số 1. Tôi cảm thấy bộ số 2 vừa với cả hai hàm, vậy tôi có thể chuyển sang dùng bộ số 2 luôn không.
Tìm chúng tôi trên:-
-