Nguyên nhân nào gây viêm da?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Có rất nhiều vấn đề về da do phản ứng viêm, ví dụ như bệnh chàm hay viêm da cơ địa (eczema), bệnh trứng cá đỏ, bệnh vẩy nến, nám, lão hóa da và mụn trứng cá.
- Nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần gây nên tình trạng viêm da, bao gồm cả yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, nấm và các sản phẩm chăm sóc da.
- Nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn một các phương pháp điều trị và quy trình chăm sóc da phù hợp với vấn đề, loại da của mình.
Viêm là một cơ chế phức tạp xảy ra trong khắp cơ thể và là một phản ứng tự nhiên với các cơn đau, chấn thương hay tổn thương. Tuy nhiên, phản ứng viêm có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả vấn đề ở da. Mặc dù di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với các vấn đề về da do viêm nhưng ngoài ra còn có nhiều yếu tố từ bên ngoài cũng có thể kích hoạt các triệu chứng. Bài viết này sẽ giải thích một số nguyên nhân gây ra phản ứng viêm, các tác nhân phổ biến từ bên trong và bên ngoài cũng như là những cách để kiểm soát tốt nhất các vấn đề về da do viêm.
Hiểu về phản ứng viêm
Có nhiều tác nhân dẫn đến phản ứng viêm, nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là gây giãn mao mạch. Sự gia tăng đường kính của mao mạch trong phản ứng viêm gây ra dấu hiệu đặc trưng đó là đỏ trên da. Đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, côn trùng cắn và nhiều vấn đề khác. Sự giãn mao mạch còn dẫn đến các dấu hiệu viêm khác như da ấm nóng, đau và ngứa.
Nguyên nhân gây ngứa khi bị viêm?
Các yếu tố gây viêm trong cơ thể có thể gửi tín hiệu đến các tế bào miễn dịch chuyên biệt gọi là tế bào mast (dưỡng bào). Một trong các tín hiệu được gửi đi là IgE – loại kháng thể mà cơ thể tạo ra khi bị dị ứng. Các tín hiệu khác có thể đến trực tiếp từ độc tố hoặc nọc độc, ví dụ như khi bị côn trùng cắn. Khi tín hiệu đến được tế bào mast, chúng sẽ tách ra và quá trình này được gọi là “giải hạt”, có nghĩa là các hạt histamine bên trong các tế bào mast bị vỡ và giải phóng histamine vào các mô xung quanh. Histamine kích thích các mạch máu giãn ra và bị rò rỉ. Điều này dẫn đến hiện tượng đỏ, sưng và ngứa mà bạn gặp phải khi bị dị ứng, chấn thương hoặc tổn thương.
Ở một số người, sự cọ xát trên da cũng có thể là một tín hiệu kích thích giải hạt tế bào mast. Nếu bạn cào lên da và thấy có vệt đỏ, nhô lên thì hiện tượng này được gọi là da vẽ nổi (dermatographism) mà nguyên nhân là do sự giải phóng histamine từ vết cào gây nên. Các loại thuốc kháng histamine có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách ngăn cản quá trình giải phóng histamine.
Các chất trung gian gây viêm
Có nhiều nguyên nhân gây ra phản ứng viêm trong cơ thể và tất cả đều dẫn đến cùng một hiện tượng là giãn mạch máu và đôi khi còn khiến mạch máu bị rò rỉ. Có nhiều chất trung gian gây viêm khác nhau, ví dụ như axit arachidonic, bradykinin, cytokine, interleukin và các chất trung gian khác có nguồn gốc từ thụ thể giống Toll (Toll-like receptor) hoặc chất trung gian CAMP 2.
Phản ứng viêm tiếp nối phản ứng viêm
Các chất trung gian gây viêm kích thích các chất trung gian phức tạp khác và có thể gây hại cho khắp cơ thể bằng cách làm tăng sản sinh prostaglandin và từ đó gây tổn thương da cũng như là tế bào ở các cơ quan khác. Một khi những chất trung gian này được kích hoạt thì chúng sẽ gây ra một vòng luẩn quẩn tác động đến các chất trung gian khác và khiến cho việc giảm viêm trở nên rất khó khăn.
Viêm là nguyên nhân đứng đằng sau của rất nhiều vấn đề về da khác nhau, bao gồm lão hóa da, sắc tố da không đều, đóng vảy, mẩn đỏ, nổi mụn và da xỉn màu, thiếu sức sống. Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác của các vấn đề về da mãn tính như bệnh viêm da cơ địa hay bệnh trứng cá đỏ nhưng khoa học đã chỉ ra rằng phản ứng viêm chính là căn nguyên của các đợt bùng phát triệu chứng.
Điều gì kích hoạt phản ứng viêm?
Có rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài có thể kích hoạt hệ thống phản ứng viêm của cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng. Một số tác nhân phổ biến nhất gây viêm gồm có:
- Hệ miễn dịch: Các tế bào ví dụ như tế bào mast “góp công” lớn trong các phản ứng viêm. Tế bào mast giải phóng histamine, dẫn đến sự giãn nở của các mạch máu và các mạch máu bị rò rỉ giải phóng nước, dẫn đến hiện tượng sưng phù, ví dụ như trong các trường hợp nổi mề đay.
- Các tế bào miễn dịch khác như tế bào T, tế bào B và đại thực bào
- Cytokine
- Sự kích thích của các thụ thể giống Toll (Toll-like receptor)
- Prostaglandin
- Bradykinin
- Axit arachidonic
- Sự cọ xát
- Hóa chất
- Độ pH thấp (tính axit)
- Độ pH quá cao
- Hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ
- Các loại vi khuẩn như P. acnes (vi khuẩn gây mụn trứng cá)
- Các loại nấm như tinea versicolor (lang ben)
- Chất gây dị ứng và kích ứng
- Các nguyên nhân khác
Làm gì khi bị viêm da?
Điều đầu tiên cần làm là đi khám bác sĩ da liễu để xác định loại da. Có nhiều loại da nhạy cảm khác nhau và đều có thể xảy ra hiện tượng đỏ, ngứa cũng như là các dấu hiệu viêm khác. Do đó, điều quan trọng là phải biết được loại da của mình trước và kiểm tra lại các sản phẩm chăm sóc da cũng như là mỹ phẩm đang dùng xem có thành phần nào gây kích ứng hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hiện có hay không.
Sau khi đã biết được loại da, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn một chế độ chăm sóc da phù hợp để làm dịu tình trạng viêm và kiểm soát các triệu chứng. Bạn cũng nên theo dõi và ghi nhớ các tác nhân khiến da của mình bị kích ứng và viêm để cố gắng tránh xa. Ví dụ, một số sản phẩm toner có chứa chất kích hoạt triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ, ngay cả ở những người có da dầu. Cần tránh các sản phẩm như vậy cũng như là các thành phần gây khô da khác trong chu trình chăm sóc da để kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn các sản phẩm có chứa thành phần kháng viêm, chẳng hạn như feverfew (cúc thơm), greentea (trà xanh) và chamomile (cúc La Mã).
Mặc dù nhiều sản phẩm chăm sóc da được bán trên thị trường có ghi là “dành da nhạy cảm” hay “không chứa thành phần gây kích ứng” nhưng tốt nhất vẫn nên cẩn thận khi sử dụng. Một số thành phần trong những sản phẩm này có thể vẫn gây phản ứng trên một số loại da nhạy cảm nhất định. Có nhiều loại da nhạy cảm khác nhau và mỗi loại cần có một chế độ chăm sóc da riêng.
Ngoài ra, nếu tình trạng viêm có liên quan đến một vấn đề về da ví dụ như bệnh trứng cá đỏ thì cần điều trị sớm để giảm các triệu chứng và ngăn tình trạng trở nên nặng hơn theo thời gian.
Viêm có thể gây tăng sắc tố da. Đó là lý do tại sao da thường bị thâm sau khi bị mụn trứng cá, chấn thương, mẩn ngứa hoặc bỏng. Những người có da nhạy cảm, loại da có đặc trưng là dễ bị viêm, thường có nguy cơ bị tăng sắc tố cao hơn.
Lỗ chân lông có thể bị tắc do tế bào da chết, bã nhờn, bụi bẩn, mỹ phẩm và dẫn đến hình thành mụn trứng cá không viêm. Việc sở hữu làn da sạch đẹp luôn là điều mà ai cũng ao ước. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách điều trị mụn trứng cá.
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
Có nhiều lý do khiến da bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, đốm đồi mồi, mất độ săn chắc, xỉn màu và các dấu hiệu lão hóa khác.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
- 1 trả lời
- 604 lượt xem
da ở chân, nách, tay và cả chỗ ấy của tôi bị ngứa, tôi đã mắc chứng bệnh này tầm vài năm và đã thử hết cách để chữa nhưng không khỏi. Những vùng da đó bị sạm lại như thế này. bệnh này có chữa được ko ạ. mong được bs tư vấn