Nên chọn loại filler môi nào?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Việc chọn ra một loại filler phù hợp để tiêm môi sẽ phụ thuộc vào cấu trúc môi tự nhiên và mục đích chỉnh sửa.
- Sau khi tiêm, bạn cần tránh ra ngoài nắng, không uống rượu bia, ăn đồ mặn và vận động mạnh trong vòng 48 giờ đầu để tránh làm tăng huyết áp.
- Cần tiêm bao nhiêu filler sẽ được quyết định bởi bác sĩ thẩm mỹ, dựa trên cấu trúc, hình dạng môi tự nhiên mà mức độ cần chỉnh sửa.
Bước đầu tiên để có được một đôi môi đúng ý sau khi tiêm chất làm đầy là chọn một địa chỉ uy tín có các bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Vào buổi hẹn, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể nhưng trước đó, bạn có thể tự tìm hiểu và tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu hơn về các loại filler được dùng trong tiêm môi và cân nhắc lựa chọn dựa trên nhu cầu của bản thân.
Mỗi loại filler phù hợp với từng phần của môi
Mỗi người tìm đến phương pháp tiêm filler môi vì những lý do khác nhau, vì vậy nên bước đầu tiên là đánh giá hình dạng, kích thước và các đặc điểm môi tự nhiên rồi xác định vị trí cụ thể mà bạn thấy không hài lòng và muốn chỉnh sửa. Bạn cần biết tên gọi các phần chính của môi và mô tả cho người tiêm những vị trí mà bạn muốn tiêm filler. Dựa trên thông tin này, người tiêm sẽ lựa chọn loại filler cần sử dụng.
Ví dụ, nếu bạn có đôi môi mỏng và muốn làm môi dày hơn thì thường sẽ cần tiêm các loại filler có kết cấu cứng một chút để tạo cấu trúc dọc theo đường viền môi. Mặt khác, nếu bạn vốn đã có đôi môi tương đối dày và chỉ muốn tăng độ nhô của môi lên một chút thì các loại filler mềm sẽ phù hợp hơn. Một số loại filler được dùng phổ biến trong tiêm làm đầy môi gồm có:
- Juvéderm Vollure: phù hợp nhất cho vùng bên trong môi vì filler này có kết cấu rất mềm, được tạo thành từ các chuỗi hyaluronic acid với độ dài ngắn khác nhau, điều này giúp nó tồn tại được lâu hơn so với chất làm đầy Juvéderm Ultra thông thường.
- Restylane Silk: là một sản phẩm cứng hơn, vì thế nên phù hợp tiêm vào đường viền môi và thay đổi hình dạng môi.
- Nếu bạn muốn xóa các nếp nhăn ở viềm môi thì các loại filler như Belotero là lựa chọn tốt nhất. Belotero là filler có kết cấu mềm nhất trong số các filler được dùng để tiêm môi và do đó sẽ không làm cho môi bị cong lên sau khi tiêm.
- Restylane Refyne: có độ đàn hồi tốt hơn nên sẽ cho kết quả tự nhiên, linh hoạt khi tiêm vào môi – bộ phận thường xuyên phải cử động nhiều.
Bạn có thể thảo luận các loại filler này với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn thêm về sự khác biệt giữa từng loại và chọn ra loại phù hợp nhất với yêu cầu của mình.
Cân nhắc về thời gian hồi phục
Cho dù là loại filler nào thì cũng sẽ cần một khoảng thời gian hồi phục ngắn sau khi tiêm. Filler Restylane Silk thường gây sưng nhiều nhất sau tiêm nhưng lại không gây bầm tím nhiều như các loai filler khác. Ngược lại, Juvéderm Vollure rất dễ gây bầm tím nhưng thường chỉ gây sưng ở mức tối thiểu.
Sau khi tiêm, bạn cần tránh ra ngoài nắng, không uống rượu bia, ăn đồ mặn và vận động mạnh trong vòng 48 giờ đầu để tránh làm tăng huyết áp. Điều này sẽ giúp giảm bầm tím và sưng.
Cần tiêm bao nhiêu filler?
Một thắc mắc chung của nhiều người khi tìm đến phương pháp tiêm filler môi là “Cần tiêm bao nhiêu filler để được kết quả như mong muốn?”. Điều này sẽ được quyết định bởi bác sĩ thẩm mỹ dựa trên cấu trúc, hình dạng môi tự nhiên mà mức độ cần chỉnh sửa. Việc tiêm quá nhiều filler sẽ khiến đôi môi trông “giả” và thậm chí biến dạng. Cũng như nhiều vị trí khác trên mặt, khi tiêm filler vào môi thì chỉ nên tiêm một lượng vừa đủ hoặc ít hơn lượng cần thiết một chút.
Sau lần tiêm đầu, bạn nên đợi cho đến khi hết sưng và đánh giá. Nếu cảm thấy chưa ưng ý thì hoàn toàn có thể quay lại và yêu cầu tiêm thêm. Nhưng nếu lần đầu đã tiêm quá nhiều thì sẽ rất khó chỉnh sữa. Nếu là filler hyaluronic acid thì có thể tiêm tan bằng hyaluronidase nhưng nếu không phải filler hyaluronic acid thì chỉ còn cách chờ cho sản phẩm tự tan, có thể phải mất vài tháng, một năm hoặc thậm chí lâu hơn, tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng.
Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.
Các chất làm đầy (filler) được sử dụng để tạo nét cho khuôn mặt và khôi phục lại vẻ ngoài tự nhiên, trẻ trung.
Bệnh chàm, hay còn gọi là viêm da cơ địa, eczema, là một vấn đề về da mạn tính do viêm, khiến da khô, ngứa, đỏ, đóng vảy và bong tróc. Một cách để kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm là sử dụng kem dưỡng da có chứa thành phần dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và làm dịu da.
Nám là một vấn đề về da phổ biến do sự gia tăng sắc tố melanin trong da, dẫn đến xuất hiện các đốm hoặc mảng tối màu trên da, thường là trên mặt. Một trong những nguyên nhân chính gây gia tăng sắc tố melanin trong da là sự thay đổi nội tiết tố. Đó là lý do tại sao nám da xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nám da không dễ điều trị, đòi hỏi phải kết hợp nhiều sản phẩm khác nhau trong chu trình chăm sóc da. Bên cạnh các sản phẩm đặc trị, sữa rửa mặt cũng có thể hỗ trợ trị nám.
Các sản phẩm làm sạch da như sữa rửa mặt, xà phòng và sữa tắm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh chàm (hay còn gọi là eczema hay viêm da cơ địa) vì bệnh chàm xảy ra do hàng rào bảo vệ da bị tổn hại mà các sản phẩm này lại có ảnh hưởng lớn đến hàng rào bảo vệ da. Nếu bạn bị bệnh chàm thì nên chọn sữa rửa mặt có chứa axit béo để phục hồi và bảo vệ hàng rào bảo vệ da, đồng thời sử dụng các thành phần chống viêm để làm dịu da.