Mối liên hệ giữa kem chống nắng và mụn
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Việc sử dụng kem chống nắng là đặc biệt cần thiết khi bạn dùng các sản phẩm trị mụn.
- Da bạn càng tối màu thì việc sử dụng kem trống nắng lại càng cần thiết trong quá trình trị mụn, vì làn da tối màu thường có nguy cơ bị tăng sắc tố da cao hơn.
- Ngay cả những người da đen cũng cần kem chống nắng khi dùng các loại thuốc trị mụn như benzoyl peroxide hay RetinA, Accutane.
- Các loại mỹ phẩm có công dụng chống nắng thường chỉ có tác dụng đối với da tối màu và không đủ hiệu quả chống nắng cho da trắng.
Xem thêm: cách trị mụn
Bảo vệ da dưới ánh nắng là điều cần thiết để duy trì hiệu quả sạch mụn được lâu dài.
Tác dụng và tác hại của ánh nắng với làn da
Trả lời cho câu hỏi: “Ánh nắng có lợi hay có hại” còn tùy thuộc vào mỗi người. Những người phương Tây thích tắm nắng thì cho rằng việc nhuộm da nâu dưới nắng có thể giúp các khuyết điểm trên da bớt lộ rõ hơn.Tuy nhiên, việc tắm nắng lại có thể khiến làn da bị tàn nhang và xuất hiện những đốm thâm sẫm màu trên da.
Mặt khác, nhiều người lại có thói quen bôi kem chống nắng kĩ càng mỗi khi ra ngoài. Vào thập kỉ 90, Trung tâm sức khỏe quốc gia Úc đã đưa ra khuyến nghị người dân nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Và kết quả mà họ nhận được là, tỉ lệ người mắc ung thư da không những không giảm mà còn tăng lên. Nguyên nhân của vấn đề này là làn da cần được tiếp xúc với ánh nắng 20 phút mỗi ngày mà không có kem chống nắng để sản sinh ra vitamin D bảo vệ da chống lại ung thư.
Tuy nhiên, việc để da tiếp xúc trực tiếp với ánhnắng hàng giờ mỗi ngày lại gây hại cho da. Mỗi người dù có mụn hay không, đều cần tiếp xúc một chút với ánh nắng nhưng nếu đi quá lâu ngoài trời nắng, bạn sẽ cần có kem chống nắng để duy trì một làn da khỏe mạnh.
Nói chung, da trắng thì dễ bị cháy nắng hơn da tối màu. Các chuyên gia da liễu đã phát minh ra hệ thống Fitzpatrick để phân loại da dựa theo sắc tố. Theo đó, loại I là da trắng, dễ bị bắt nắng khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Những người thuuộc loại da này thường có tóc đỏ và mắt xanh. Làn da bị cháy nắng sẽ gây ra tàn nhang khi còn nhỏ và trở thành những đốm đồi mồi khi về già. Những người thuộc loại da này thường không bao giờ bị rám nắng.
Loại II là loại da có nhiều sắc tố hơn một chút và cũng dễ bị cháy nắng. Những người có loại da thứ II và IV thường là người vùng Địa Trung Hải hoặc Trung Đông. Loại III là da có thể bắt nắng và dễ rám nắng. Da thuộc loại IV thường rất hiếm khi bắt nắng nhưng lại dễ rám nắng.
Da loại V là da có màu nâu đen và hầu như không bao nhiều bắt nắng. Loại VI là da đen và không bao giờ bắt nắng trừ khi đang trong quá trình dùng thuốc trị mụn.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng các loại thuốc trị mụn có thể làm cho bất kì loại da nào trong 6 loại nêu trên trở nên dễ bắt nắng khi tiếp xúc với ánh nắng. Ngay cả những người da đen khi dùng benzoyl peroxide hay retin-A, Accutane cũng sẽ có nguy cơ bị kích ứng, viêm da và cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
Và đối với người Châu Á hay người có làn da nâu, đen, hiện tượng kích ứng da cũng có thể để lại những vùng sắc tố tối màu vĩnh viễn trên da. Kể cả những người da nâu hay da đen cũng cần đến kem chống nắng trong quá trình điều trị mụn, và đối với loại da này kem chống nắng có chỉ số SPF 15 là đủ, trong khi da trắng phải cần đến sản phẩm có chỉ số SPF 70.
Cách chọn kem chống nắng
Dù biết được mức độ cần thiết của việc bảo vệ da nhưng nhiều người vẫn không muốn bôi kem chống nắng. Nguyên nhân có thể là do họ đã chọn loại kem chống nắng không phù hợp. Và dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn có thể chọn cho mình loại kem chống nắng ưng ý.
Nếu da bạn là da dầu và không trang điểm, bạn nên chọn kem chống nắng có thành phần oxit kẽm hoặc titanium dioxide. Những chất này có tác dụng như một lớp bảo vệ vật lý trên da và không gây nhờn dính cho da. Vì oxit kẽm và titanium dioxide có màu trắng nên những loại kem có thành phần này sẽ để lại vệt tím trên làn da tối màu. Nếu bạn có da nâu hoặc đen thì bạn nên chọn loại kem chống nắng có kết cấu trong suốt.
Nếu da bạn là da dầu và có trang điểm, bạn nên chọn các loại kem nền có thành phần chống nắng và có chỉ số SPF ít nhất là 15. Nếu bạn thường gặp hiện tượng kem nền tạo vệt trên da, bạn nên chọn các loại kem chống nắng dạng trong suốt kết hợp với phấn phủ kiềm dầu thay vì dùng kem nền.
Nếu da bạn thường bị bóng, bạn có thể trộn kem chống nắng với một loại sản phẩm kiềm dầu theo tỉ lệ 1:1 để giảm độ bóng trên da.
Nếu bạn có da khô và không trang điểm, các sản phẩm kem chống nắng có tinh dầu hạt nho hay dưa chuột sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn.
Nếu bạn có da khô và thường xuyên trang điểm, các loại kem chống nắng có thành phần dầu jojoba sẽ mang đến sự bảo vệ tối ưu cho da.
Nếu bạn có làn da dễ nổi mụn, hoặc da nhạy cảm, bạn nên tránh dùng các sản phẩm có chứa avobenzones, benzophenones, oxyphenones, methoxycinnamate (thường có trong các loại kem chống nắng không thấm nước), và para-aminobenzoic acid (hay PABA). Những thành phần này sẽ làm da nổi mụn.
Các loại phấn phủ có công dụng chống nắng thường chỉ có mức SPF 8 – 20, đối với người có làn da trắng, tác dụng chống nắng như vậy là quá yếu và sẽ cần dùng thêm kem chống nắng chuyên dụng.
Nếu bạn đang dùng các sản phẩm làm trắng, bạn nên chọn kem chống nắng không có thành phần gây kích ứng.
Không được dùng các loại kem chống nắng dạng bọt hay những sản phẩm làm da ngứa rát. Bên cạnh đó, tránh mua những loại kem có thành phần butyl stearate, bơ dừa, dầu dừa, dầu quế, tinh dầu bạc hà, decyloleate, isopropyl isostearate, isopropyl myristate, isopropyl neopentanoate, isopropyl palmitate, myristylmyristate, myristyrl propionate, octylpalmitate, octyl stearate hay propylene glycol-2 (PPG-2).
Trên cơ thể chúng ta có một loại nấm gây mụn tên là fungus và nó phát triển nhờ vào đường cơ thể.
Các bác sĩ da liễu đã nhận thấy một điều rằng những người hút thuốc lá thường gặp vấn đề về mụn trứng cá trên da. Bài viết này sẽ không thuyết phục người đọc phải bỏ thuốc (mặc dù bạn thực sự nên bỏ) mà sẽ đưa ra những lời khuyên về những biện pháp kiểm soát mụn khi hút thuốc.
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một dạng trầm cảm với triệu chứng mệt mỏi, chán nản vào những thời điểm nhất định, đặc biệt là vào những mùa có ngày ngắn hơn như mùa đông hay mùa thu.
Việc bổ sung kẽm có thể có tác dụng rất lớn đối với quá trình điều trị mụn nhờ khả năng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ thì có thể đọc bài viết này để hiểu rõ thêm.
Việc trị mụn cho da dầu đòi hỏi phải dùng đến các phương pháp đặc biệt. Việc hiểu rõ về da dầu sẽ giúp bạn tránh mắc phải các sai lầm khi trị mụn cho loại da này.
- 0 trả lời
- 545 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em là da dầu. Em dùng kcn dành cho da dầu này mà thoa lên thì bị bí rít da lên mụn bọc ạ. Bác sĩ tư vấn giúp e nên dùng loại nào để ko bị lên mụn ạ. Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1529 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi hộ bạn em. Bạn em nó trị mụn 2 năm nay rồi vẫn không đỡ :((. Nó bị mụn từ đầu năm 2018 rồi đi spa nặn mụn nhưng không hết mà còn trở thành viêm:((. Nó đã đi khám da liễu và uống thuốc đủ kiểu rồi mà 2 năm vẫn không hết được mụn và tình trạng da đang như thế này ạ :(( Mong bác sĩ cho bạn em một lời khuyên với ạ. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
- 0 trả lời
- 2663 lượt xem
Thưa bác sĩ, ảnh dưới là mụn nội tiết mọc ở cổ e, sưng, cứng, u thành từng vùng, không có nhân, thời gian đầu mọc lên thì đau, về sau thì k còn đau lắm nhưng vẫn cứng và nằm lại dưới da, 1 thời gian sau lại tái phát. Hiện e đang theo đơn thuốc Acnotin 10mg iso tretinoin của bác sĩ, bác sĩ có bảo là đẩy mụn nhưng em không biết mụn này cứ mọc lên rồi lại tự mất thì đẩy ra kiểu gì huhu. Mong bác sĩ giúp em với ạ!