Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh tim mạch
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Bởi vì chỉ có các triệu chứng trên da và móng tay là bộc lộ rõ nên bệnh vẩy nến thường bị nhầm với các bệnh khác.
- Một sự thật mà ít ai biết đó là người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm khớp và trầm cảm cao hơn.
- Khi bị vảy nến, cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời.
Các loại bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và phát đi tín hiệu đến da khiến da tạo ra các tế bào mới quá nhanh, sau đó tích tụ trên bề mặt da và tạo thành các mảng khô, bong tróc. Bởi vì có liên quan đến hệ miễn dịch nên bệnh vẩy nến không lây nhiễm.
Có năm thể vẩy nến khác nhau và một người có thể bị một hoặc một vài thể cùng một lúc:
- Vảy nến thể mảng (Plaque). Bệnh vẩy nến thể mảng là loại phổ biến nhất và có triệu chứng đặc trưng là các mảng da khô, đóng vảy, có thể gây ngứa và đau.
- Vảy nên thể giọt (Guttate): Đặc trưng bởi các vùng tổn thương giống như chấm nhỏ, đây là thể vẩy nến phổ biến thứ hai và thường bắt đầu khi còn nhỏ.
- Vảy nên thể đảo ngược (Inverse). Bệnh vẩy nến thể đảo ngược xuất hiện trên da dưới dạng các mảng đỏ lớn ở những vùng như nách, sau đầu gối và xung quanh háng. Hầu hết những người bị thể này đều có thêm triệu chứng của một thể vẩy nến khác.
- Vảy nến thể mủ (Pustular). Loại này thường xảy ra trên bàn tay và bàn chân với những mụn mủ nhỏ màu trắng, hoặc vết rộp không lây.
- Vảy nến thể đỏ da toàn thân (Erythrodermic). Chỉ có khoảng 3% bệnh nhân vẩy nến mắc phải thể này, và đây là thể nghiêm trọng nhất. Nó gây ra các vùng đỏ, ngứa và đau trên khắp cơ thể, và thường xảy ra khi bệnh vẩy nến thể mảng không được điều trị.
Mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và tim mạch
Mặc dù các triệu chứng của năm thể vảy nến có thể nhìn thấy trên da và móng tay, nhưng đây không phải là vấn đề về sức khỏe duy nhất ở những người mắc bệnh này. Một nghiên cứu quan trọng đã tìm ra mối liên hệ giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến và nguy cơ viêm động mạch chủ, là tiền thân của chứng xơ vữa động mạch. Sở dĩ có mối liên hệ này là do các mảng tích tụ dọc theo thành động mạch, làm thu hẹp động mạnh nơi máu chảy qua. Sau đó, chứng xơ vữa động mạch có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột tử.
Ngoài tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh vẩy nến còn có thể dẫn đến một loại bệnh viêm khớp được gọi là viêm khớp vảy nến (PSA) cũng như hội chứng chuyển hóa, trầm cảm và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, các bác sĩ cần phải có hướng tiếp cận toàn diện để điều trị bệnh vẩy nến và kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh.
Các loại thuốc trị bệnh vẩy nến
Trước kia, các phương pháp điều trị dạng bôi như thuốc mỡ steroid, kem vitamin C, và phương pháp điều trị bằng ánh sáng từng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến, nhưng các phương pháp này thường gây khó chịu và tốn thời gian. Trong khi đó, các lựa chọn khác, như methotrexate và steroid dạng uống lại đi kèm với các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Trong 10 năm gần đây, các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến đã thay đổi đáng kể, và nhiều loại thuốc tiên tiến đã được phát triển để điều trị các khiếm khuyết của hệ miễn dịch, thay vì chỉ giải quyết các triệu chứng bên ngoài. Các loại thuốc này được chia làm 4 loại chính:
- Chất ức chế IL-17 - gồm có Taltz (ixekizumab) và Cosentyx (secukinumab)
- Yếu tố hoại tử chống khối u (Anti-TND)- gồm có Humira (adalimumab) và Enbrel (etanercept)
- Chất ức chế IL-12 và IL-23- Stelara (ustekinumab)
- Chất ức chế Phosphodiesterase - Otezla (apremilast)
Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, điều đầu tiên bạn cần làm là gặp bác sĩ da liễu có chuyên môn về bệnh này. Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng da của bạn và các triệu chứng tiềm ẩn để điều chỉnh cách điều trị hiệu quả nhất cho bạn. Bởi vì bệnh vẩy nến không chỉ đơn giản là tình trạng da khô vì thế bạn không nên coi thường mà hãy điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh trứng cá đỏ là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chưa được hiểu rõ, ảnh hưởng đến hàng triều người trên thế giới.
Trứng cá đỏ là một loại bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu là những người da trắng ở độ tuổi từ 30 – 50.
Có các biểu hiện đặc trưng là hiện tượng cơn đỏ bừng mặt mà đôi khi đi kèm với những tổn thương giống mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ là một vấn đề về da phổ biến nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Bệnh chàm, hoặc viêm da dị ứng, là tình trạng da ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Mặc dù việc kiểm soát căn bệnh là điều khó khăn với mọi lứa tuổi, nhưng với trẻ em thì lại gây ra những vấn đề riêng biệt.
Mặc dù các loại thuốc và phương pháp điều trị tiên tiến để điều trị bệnh chàm đang tiếp tục ra đời nhưng người bệnh vẫn cần biết các cách chăm sóc da cơ bản để kiểm soát tình trạng bệnh.
- 0 trả lời
- 1081 lượt xem
Chào bác sĩ , da em thuộc da mỏng bẩm sinh thì bắn laser có hết mao mạch không ạ ?