Miếng độn cằm được cố định bằng cách nào?
Có ba cách để giữ chắc miếng độn bên trong cằm:
- Thứ nhất là tạo ra một khoang chứa vừa khít với kích thước miếng độn ở bên dưới màng xương (lớp bao bên ngoài xương) để miếng độn được giữ chắc ở bên trong.
- Thứ hai là khâu miếng độn vào màng xương.
- Và thứ ba là bắt vít miếng độn với xương.
Cả ba cách này đều có hiệu quả tốt và miếng độn sẽ không thể dịch chuyển.
Tùy thuộc vào loại chất liệu và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật mà miếng độn cằm được giữ cố định bằng các cách khác nhau để đảm bảo nó không xê dịch hoặc bị lệch trong quá trình lành lại sau phẫu thuật.
Khoang chứa miếng độn cằm cần phải được tạo cẩn thận để có kích thước và vị trí chính xác. Tạo khoang chứa vừa vặn là cách tốt nhất để giữ chắc miếng độn cằm nhưng bên cạnh đó cũng có thể dùng chỉ khâu tự tiêu hoặc không tự tiêu để giữ miếng độn trong quá trình chờ hình thành sẹo. Khi mô sẹo đã hình thành và tạo nên một bao xơ xung quanh thì miếng độn sẽ nằm cố định ở bên trong.
Với các loại miếng độn bằng chất liệu xốp như Medpor thì các lỗ nhỏ li ti bên trong chất liệu sẽ cho phép mô phát triển vào trong và giữ chắc miếng độn. Tất nhiên, miếng độn vẫn cần phải được giữ ở đúng vị trí cho đến khi mô phát triển, do đó bước tạo khoang chứa vẫn rất quan trọng, và ngoài ra cũng có thể sử dụng chỉ khâu.
Với phương pháp phẫu thuật trượt cằm thì phần dưới của xương cằm sẽ được cắt và sau đó di chuyển vào vị trí mong muốn rồi cố định bằng vít và các tấm titan. Tuy nhiên, hiện nay thì phương pháp này rất ít khi được sử dụng mà chủ yếu vẫn là độn cằm bằng miếng độn. Miếng độn có thể dễ dàng được tháo bỏ hoặc thay đổi kích thước còn nếu đã cắt xương thì sẽ rất khó chỉnh sửa.
Sau khi vùng phẫu thuật đã lành lại hoàn toàn thì miếng độn sẽ không thể xê dịch được nữa.
Miếng độn cằm được cố định bằng cách đặt ở bên trong một khoang chứa nằm giữa xương và màng xương. Khoang chứa này được tạo vừa khít nên sẽ giữ chắc miếng độn. Hoặc để giữ chắc hơn nữa thì bác sĩ có thể khâu miếng độn vào màng xương bằng chỉ không tự tiêu (đối với miếng độn bằng silicone) hoặc bắt vít (đối với các loại miếng độn bằng chất liệu xốp như Medpor). Sau khi đặt và cố định miếng độn vào đúng vị trí, đường rạch sẽ được đóng lại và quy trình này thường chỉ kéo dài 30 – 45 phút.
Mặc dù sau này vẫn có thể tháo miếng độn nếu muốn nhưng rủi ro miếng độn bị xê dịch bên trong cằm là vô cùng nhỏ, trừ khi mặt bị va đập quá nghiêm trọng.
Miếng độn có thể được cố định bằng chỉ khâu hoặc bắt vít vào xương tùy thuộc vào chất liệu miếng độn. Tuy nhiên, đa phần thì chỉ cần tạo khoang chứa vừa vặn là đủ để giữ chắc miếng độn ở đúng vị trí.
Tiêm Juvederm có thể làm vỡ miếng độn cằm không?
Tôi đã phẫu thuật độn cằm 20 năm trước. Bây giờ tôi đã 43 tuổi và mấy tháng trước tôi mới tiêm chất làm đầy (loại không tiêm tan được, hình như là Juvederm thì phải) vào đường viền hàm dưới và cằm. Lúc tiêm tôi có cảm giác như kim tiêm đụng vào dây thần kinh và trong suốt một tuần sau đó tôi thấy rất đau. Sau đấy thì khỏi nhưng bây giờ là được 5 tháng và cằm tôi lại bị đau nhức. Liệu có phải lần tiêm trước đã làm vỡ miếng độn không? Tôi nên làm gì?
- 6 trả lời
- 1017 lượt xem
Tháo miếng độn cằm có phức tạp không và thời gian phục hồi là bao lâu?
Chào các bác sĩ, Tôi muốn hỏi là quy trình tháo miếng độn cằm có phức tạp không và thời gian phục hồi là bao lâu?
- 8 trả lời
- 6684 lượt xem
Cằm có còn tự nhiên sau khi có miếng độn không?
Sau khi phẫu thuật độn cằm, liệu cằm tôi có bị cứng không? Nếu chạm tay lên cằm thì có sờ thấy miếng độn không?
- 8 trả lời
- 3154 lượt xem
Miếng độn cằm có thể bị di lệch nếu va đập do chơi thể thao?
Tôi đang định đi phẫu thuật độn cằm và nâng mũi nhưng tôi rất hay chơi thể thao nên không biết nếu bị va đập thì miếng độn có bị lệch không?
- 6 trả lời
- 4131 lượt xem
Nên độn cằm bằng miếng độn hay tiêm chất làm đầy?
Bác sĩ nói là tôi có thể tiêm filler cằm nhưng tôi lại nghĩ độn cằm sẽ tốt hơn. Vậy theo như ảnh thì các bác sĩ tư vấn giúp tôi nên chọn cách nào?
- 6 trả lời
- 6348 lượt xem
Tìm hiểu về tháo bỏ, thay thế miếng độn cằm