Tháo miếng độn cằm có phức tạp không và thời gian phục hồi là bao lâu?
Việc tháo bỏ miếng độn cằm nói chung là khá đơn giản và thường được thực hiện chỉ với phương pháp gây tê tại chỗ. Quá trình này kéo dài từ 10 phút cho đến khoảng một tiếng tùy thuộc vào chất liệu của miếng độn. Nếu bạn vẫn chưa phẫu thuật và muốn chọn loại chất liệu độn có thể dễ dàng tháo bỏ thì nên chọn miếng độn bằng silicone dẻo. Đây cũng là loại cho kết quả tự nhiên nhất.
Thời gian phục hồi sau khi tháo miếng độn sẽ ngắn hơn một chút so với khi đặt miếng độn nhưng cằm sẽ vẫn bị sưng và bầm tím. Nếu lí do cần tháo bỏ là do nhiễm trùng thì sau khi tháo, khoang chứa miếng độn sẽ được để trống cho đến khi điều trị khỏi nhiễm trùng rồi mới thay miếng độn mới. Còn nếu không bị nhiễm trùng thì nên đặt miếng độn mới ngay sau khi tháo miếng cũ để ngăn ngừa chảy xệ da cằm.
Thời gian phục hồi sau khi tháo miếng độn cằm thường kéo dài 2 tuần. Trong tuần đầu tiên bạn nên nghỉ ngơi tối đa, không vận động nặng và không cúi đầu. Nếu đường rạch được tạo ở trên cằm thì cần chú ý chăm sóc bằng thuốc mỡ kháng sinh và hydrogen peroxide (oxy già) thường xuyên trong ngày. Nếu đường rạch được tạo ở bên trong miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn mà bác sĩ kê vài lần mỗi ngày và chỉ ăn đồ mềm trong vòng một tuần.
Sang đến ngày thứ 7, bạn sẽ có thể tập thể dục, cúi người, trang điểm và hoạt động trở lại như bình thường. nhưng sẽ vẫn còn sưng và bầm tím khá rõ. Sang ngày 14, tình trạng sưng và bầm tím sẽ gần như khỏi hoàn toàn.
Tháo bỏ miếng độn cằm silicone là một quy trình đơn giản và nhanh chóng nhưng nếu là các loại chất liệu độn khác thì sẽ phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng độn qua đường rạch ban đầu để không tạo ra sẹo mới. Sau khi miếng độn được tháo bỏ, vùng cằm sẽ bị sưng và chảy xệ trong thời gian hồi phục. Nhưng cũng rất có thể da vùng cằm sẽ không bao giờ trở lại săn chắc như ban đầu do đã bị kéo giãn trong suốt một thời gian dài có miếng độn ở bên trong.
Thời gian hồi phục thường sẽ dài hơn so với ca phẫu thuật đặt miếng độn lần trước. Tình trạng sưng có thể kéo dài đến một tháng.
Nếu miếng độn cằm được làm bằng chất liệu silicone dẻo (chất liệu độn cằm phổ biến nhất) thì việc tháo bỏ thường không quá khó khăn. Mặc khác, các chất liệu xốp như MedPor thì sẽ hơi khó tháo vì nó tích hợp với vùng mô xung quanh (các lỗ nhỏ của chất liệu cho phép tế bào phát triển vào bên trong miếng độn).
Miếng độn silicone được sử dụng rất phổ biến vì tính chất mềm dẻo, không gây phản ứng trong cơ thể và rất dễ tháo bỏ. Lí do là bởi sau khi miếng độn được đặt, cơ thể sẽ hình thành nên một bao xơ mềm xung quanh. Trong quá trình tháo, vết mổ dưới cằm được mở lại và sau khi rạch bao xơ, miếng độn sẽ được lấy ra một cách dễ dàng. Cuối cùng, vết mổ lại được khâu lại. Nhìn chung, việc tháo bỏ miếng độn cằm bằng silicone là một quy trình tương đối nhanh chóng và thời gian phục hồi cũng đơn giản hơn so với khi đặt miếng độn. Ngoài ra, miếng độn cỡ lớn sẽ khó tháo hơn miếng độn cỡ nhỏ. Sau khi tháo, cằm sẽ bị bầm tím trong khoảng 7 - 10 ngày và sưng trong khoảng thời gian 6 tuần.
Mức độ đơn giản, phức tạp của quá trình tháo miếng độn cằm còn phụ thuộc vào hai yếu tố: thứ nhất là loại miếng độn và thứ hai là mô có phát triển vào trong miếng độn hay không. Nếu miếng độn được làm bằng chất liệu silicone thì bác sĩ sẽ có thể dễ dàng tháo bỏ và quá trình này có thể được thực hiện chỉ với phương pháp gây tê tại chỗ, kéo dài trong khoảng nửa tiếng.
Nếu miếng độn được làm bằng các chất khác như Medpore thì mô vùng cằm sẽ phát triển vào trong miếng độn và do đó, việc tháo bỏ sẽ phức tạp hơn.
Thời gian phục hồi thường kéo dài lâu nhất là một tuần và trong thời gian đó, những người xung quanh sẽ không thể phát hiện ra do vết mổ nằm ở bên dưới cằm.
Quy trình tháo miếng độn cằm có thể dễ hoặc khó, tùy vào chất liệu độn được sử dụng và cách mà nó được đưa vào. Nếu miếng độn được đưa vào qua đường rạch bên ngoài da (bên dưới cằm) thì việc tháo bỏ sẽ dễ dàng hơn so với khi đưa vào qua đường rạch bên trong miệng. Thông thường quy trình này có thể được thực hiện dưới phương pháp gây tê tại chỗ.
Yếu tố thứ hai là loại miếng độn được sử dụng. Nếu là chất liệu silicone rắn hoặc Gore-tex thì có thể dễ dàng tháo ra qua vết mổ đặt miếng độn ban đầu. Tuy nhiên, nếu là các loại chất liệu khác như Mersilene thì sẽ cần phải gọt và quy trình thực hiện sẽ phức tạp hơn. Ngoài ra, các chất liệu độn rắn khác như Medpor cũng rất khó tháo vì chúng bị bao phủ bởi các mô sẹo dày đặc.
Trong hầu hết các trường hợp thì bệnh nhân có thể đi làm lại trong vòng khoảng 1 tuần sau ca phẫu thuật tháo miếng độn nhưng để lành lại hoàn toàn, khỏi hẳn sưng và liền sẹo thì có thể phải mất từ 6 đến 12 tháng.
Nếu là chất liệu độn silicone thì việc tháo bỏ thường rất dễ nhưng nếu là chất liệu Medpor thì sẽ khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, thời gian phục hồi sau phẫu thuật vẫn rất nhanh, ít sưng phù hơn so với ca phẫu thuật đặt miếng độn lần trước.
Tất cả các loại miếng độn đều là vật từ bên ngoài nên sau khi được đưa vào, nó sẽ được bao phủ bởi một lớp mô sẹo sau một thời gian ngắn. Điều tương tự cũng xảy ra khi nâng ngực bằng túi độn. Lớp mô sẹo này hay còn được gọi là bao xơ sẽ giữ cho miếng độn cằm (hay túi độn ngực) cố định tại vị trí và duy trì sự cân xứng. Sau khi miếng độn được tháo ra, bao xơ sẽ phải thích nghi (co lại) để ngăn sự hình thành nếp gấp mô và biến dạng cằm. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng diễn ra một cách thuận lợi nên thông thường, bác sĩ sẽ cắt bỏ cả lớp mô sẹo khi tháo miếng độn để các mô tự nhiên của vùng cằm liền lại với nhau.
Miếng độn cằm có thể bị di lệch nếu va đập do chơi thể thao?
Tôi đang định đi phẫu thuật độn cằm và nâng mũi nhưng tôi rất hay chơi thể thao nên không biết nếu bị va đập thì miếng độn có bị lệch không?
- 6 trả lời
- 4131 lượt xem
Mặt bị lệch sau khi tháo miếng độn cằm
10 năm trước, tôi đã phẫu thuật độn cằm và hút mỡ cổ. Do cơ thể không tiếp nhận miếng độn nên gần đây tôi phải đi phẫu thuật tháo ra và bây giờ, mặt của tôi bị lệch. Nửa mặt bên trái của tôi đầy đặn hơn và có đường rãnh sâu khi cười còn má bên phải thì lại phẳng hơn. Tôi đang định đi hút mỡ cho má bên trái để cho cân với má phải nhưng không biết cách này có giải quyết được vấn đề không?
- 3 trả lời
- 2069 lượt xem
Tiêm Juvederm có thể làm vỡ miếng độn cằm không?
Tôi đã phẫu thuật độn cằm 20 năm trước. Bây giờ tôi đã 43 tuổi và mấy tháng trước tôi mới tiêm chất làm đầy (loại không tiêm tan được, hình như là Juvederm thì phải) vào đường viền hàm dưới và cằm. Lúc tiêm tôi có cảm giác như kim tiêm đụng vào dây thần kinh và trong suốt một tuần sau đó tôi thấy rất đau. Sau đấy thì khỏi nhưng bây giờ là được 5 tháng và cằm tôi lại bị đau nhức. Liệu có phải lần tiêm trước đã làm vỡ miếng độn không? Tôi nên làm gì?
- 6 trả lời
- 1017 lượt xem
Cằm có còn tự nhiên sau khi có miếng độn không?
Sau khi phẫu thuật độn cằm, liệu cằm tôi có bị cứng không? Nếu chạm tay lên cằm thì có sờ thấy miếng độn không?
- 8 trả lời
- 3154 lượt xem
Nên độn cằm bằng miếng độn hay tiêm chất làm đầy?
Bác sĩ nói là tôi có thể tiêm filler cằm nhưng tôi lại nghĩ độn cằm sẽ tốt hơn. Vậy theo như ảnh thì các bác sĩ tư vấn giúp tôi nên chọn cách nào?
- 6 trả lời
- 6347 lượt xem
Tìm hiểu về tháo bỏ, thay thế miếng độn cằm