Làm sao để vượt qua nỗi sợ trước khi niềng răng?
Tìm hiểu thật kỹ
Việc không hiểu về niềng răng sẽ khiến bạn sinh ra tâm lý lo sợ là niềng răng sẽ đau, khó coi, ảnh hưởng đến việc ăn uống hay nói chuyện. Những điều này chỉ đúng một phần. Dưới đây là nhiều điều khác nữa mà có thể bạn chưa hiểu về niềng răng.
Những điều bạn có thể chưa biết về niềng răng
Đúng là loại niềng cũ trước đây gây khó chịu cho người đeo, thậm chí còn gây đau đớn nhưng nhờ những cải tiến mới trong lĩnh vực chỉnh nha mà những nỗi lo sợ này đã không còn đúng với niềng răng hiện nay nữa.
Cải tiến về hình dạng
Trước đây, khi nhắc đến niềng răng, mọi người đều liên tưởng tới khung kim loại cùng với những mắc cài cồng kềnh nhưng ngày nay, niềng răng được thiết kế mảnh hơn nhiều.
Một số loại niềng còn có mắc cài được làm bằng sứ với màu sắc khớp với màu tự nhiên của răng. Ngoài ra, còn có loại niềng được gắn ở mặt sau của răng nên hoàn toàn không bị lộ và không lo bị người khác nhận ra.
Hiệu quả nhanh hơn
Các loại niềng răng hiện nay đều có hiệu quả nắn chỉnh răng nhanh hơn so với những loại niềng trước đây. Một trong những điều tạo nên sự khác biệt của niềng răng hiện đại là hệ thống dây cung được sử dụng để tạo lực. Niềng răng cũ thường có dây cung bằng thép không gỉ để nắn chỉnh răng. Loại dây này có điểm hạn chế là đòi hỏi phải thay thường xuyên, mất nhiều thời gian. Các loại niềng mới sử dụng dây cung bằng đồng, niken, titan, thậm chí còn có cả loại dây tự điều chỉnh nhờ nhiệt độ tự nhiên của cơ thể người đeo mà không cần phải đến gặp bác sĩ.
Thoải mái hơn
Các loại dây cung được sử dụng trong niềng răng ngày nay tác động lực ở mức vừa phải lên răng, có nghĩa là bạn sẽ không cảm thấy quá đau đớn như khi đeo các loại niềng cũ. Thậm chí, một số người còn không cảm thấy gì khi đeo niềng.
Mặc dù bạn vẫn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng đây là điều không thể tránh khỏi khi răng bị dịch chuyển và vẫn đỡ hơn rất nhiều so với cảm giác đau. Ngoài ra, niềng răng cũng không còn gây cản trở cho việc ăn uống, nói chuyện nữa.
Có nhiều lựa chọn hơn
Ngày nay, bệnh nhân cũng có nhiều lựa chọn niềng răng hơn. Bạn có thể lựa chọn loại niềng kim loại gồm có mắc cài và dây cung truyền thống, niềng răng mặt trong (gắn ở mặt sau của răng) hoặc niềng trong suốt. Niềng trong suốt là một lựa chọn có thể thay thế cho niềng kim loại trong những trường hợp mà vấn đề không quá nghiêm trọng.
Vượt qua nỗi sợ niềng răng
Gạt bỏ những quan niệm sai lầm về niềng răng là một bước tiến lớn để bạn có thể vượt qua nỗi sợ nhưng nếu vẫn thấy chưa thoải mái thì bạn có thể thử thêm những cách sau:
Tìm hiểu những lợi ích của niềng răng
Việc hiểu đầy đủ về những lợi ích mà niềng răng mang lại chắc chắn sẽ lấn át nỗi lo sợ. Một trong những lợi ích lớn nhất là bạn sẽ có được một hàm răng thẳng đều và cải thiện sự tự tin của bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng một hàm răng mọc lệch sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng hoặc thậm chí tổn thương miệng. Cả hai nguy cơ này đều sẽ được giảm thiểu đáng kể bằng cách tiến hành niềng răng. Đây sẽ là một động lực lớn cho bạn để bắt đầu quá trình nắn chỉnh răng của mình.
Chỉ thấy khó chịu trong thời gian ngắn
Một thông tin nữa có thể giúp bạn thấy yên tâm hơn để bắt đầu niềng răng là cảm giác khó chịu thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà bạn có thể chỉ cần đeo niềng trong một vài tháng hoặc một năm.
Nói chuyện với bác sĩ
Nếu bạn vẫn thấy đắn đo, e ngại về việc đeo niềng răng thì có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chỉnh nha. Với kinh nghiệm điều trị cho nhiều ca khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và vượt qua sự sợ hãi ban đầu. Qua đó, bạn sẽ nắm rõ được các bước của toàn bộ quá trình cũng như cách để thư giãn khi bác sĩ lắp niềng.
Cuối cùng, nếu may mắn có một người thân quen cũng đã và đang trong quá trình niềng răng thì bạn có thể nói chuyện với họ. Bằng cách này, bạn sẽ thấy đỡ lo hơn nhiều.
Hi vọng những cách nói trên sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn và nhanh chóng đưa ra quyết định để sớm có được một hàm răng đẹp.
Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.
Khi đưa ra quyết định niềng răng, tâm lý chung của nhiều người là sẽ vừa vui vừa lo lắng. Vui vì sắp có được hàm răng thẳng đều hằng ao ước nhưng cũng lo vì không biết mình sẽ trải qua những gì ở phía trước.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
- 4 trả lời
- 5577 lượt xem
Tôi đang băn khoăn giữa 2 phương pháp niềng răng và bọc răng sứ. Cái nào nên làm trước, cái nào làm sau?
- 4 trả lời
- 3711 lượt xem
Tôi gặp hai vấn đề là vòm miệng hẹp và răng cửa bên bị “đẩy vào bên trong” (về phía vòm họng). Sau khi niềng răng, răng tôi trông rất hoàn hảo và bác sĩ cam đoan rằng nếu dùng hàm duy trì vĩnh viễn bằng kim loại ở sau răng thì răng sẽ được duy trì mãi mãi như vậy. Tuy nhiên, 3 năm sau, răng tôi bị xô lệch trở lại. Tôi đã dán sứ Veneer nhưng vẫn không có hiệu quả. Vậy tôi nên làm gì tiếp theo?
- 1 trả lời
- 946 lượt xem
1. Răng em không bị gì nhiều chỉ là khi cười hở lợi ( chỉ hở hai bên như hình chứ ở giữa bình thường). Nếu vậy thì niềng có hết không ạ? 2. Mặt em to do hàm vuông, niềng có giúp thu gọn hàm không? À mặt em còn hơi lệch nữa bên to bên nhỏ 3. Góc nghiêng của em như hình 2 nên em sợ niềng cằm sẽ chìa ra giống mụ phù thủy. Mong các bác sĩ tư vấn ạ
- 1 trả lời
- 1211 lượt xem
Tôi định sẽ trồng răng Implant do bị mất một chiếc răng tiền hàm nhưng tôi còn bị khớp cắn sâu nên tôi cũng muốn niềng răng nữa. Vậy tôi nên niềng răng trước hay trồng răng Implant trước?
- 1 trả lời
- 1153 lượt xem
Có cách nào để khắc phục má hóp ko ạ? Có phải má của em bị hóp là do vừa nhổ bỏ 1 cái răng khôn không ạ? Em không nghĩ là nhổ răng có thể khiến khuôn mặt thay đổi quá nhiều. Em đến phòng khám chỉnh nha cùng mẹ và bác sĩ không hề cho em một thông tin nào về việc khuôn mặt sẽ bị thay đổi sau khi nhổ răng. Bác sĩ phẫu thuật nói rằng răng khôn sẽ không phát triển đầy đủ, vậy e có nên nhổ răng khôn không? Em bị rối loạn khớp thái dương hàm, nghe rõ tiếng lục cục khi há miệng. Em nhận thấy răng khôn mọc ra làm lệch đường giữa của em.