Làm sao để da tay không bị khô khi phải rửa thường xuyên?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Rửa tay nhiều có thể khiến đôi bàn tay bị khô nhưng đừng vì thế mà không rửa tay.
- Chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn là bạn sẽ tránh được vấn đề và giữ cho đôi bàn tay luôn mềm mại.
- Kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm có thể phục hồi hàng rao da để bảo vệ da tay bạn không bị khô, lão hóa.
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 gần đây, chúng ta đều được nghe các phương tiện truyền thông nhắc nhở rất nhiều về việc phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, mỗi lần ít nhất 20 giây. Mặc dù đây là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh nhưng việc rửa tay thường xuyên sẽ khiến da tay bị khô, dễ kích ứng, thô ráp và nứt nẻ. Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua bước rửa tay mỗi ngày. Hãy thực hiện theo các cách dưới đây để vừa có thể đảm bảo vệ sinh trong mùa dịch và vừa giữ cho đôi tay luôn mềm mại.
Làm sao để tay không bị khô?
Các bước rửa tay để tránh da tay bị khô:
- Tháo tất cả vòng, nhẫn trước khi rửa tay. Tất nhiên, bạn cũng cần vệ sinh cả những món trang sức này nữa nhưng không nên đeo trên tay trong khi rửa để tránh đọng xà phòng.
- Sau khi xoa kỹ tay bằng xà phòng thì rửa sạch lại bằng nước. Xà phòng còn sót lại sẽ làm hỏng lớp hàng rào bảo vệ của da, khiến cho da bị ngứa, trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và khô.
- Lau khô tay và thoa kem dưỡng ẩm.
Lưu ý, dung dịch khử trùng sẽ gây khô da nhiều hơn so với xà phòng và nước vì những sản phẩm này có chứa cồn. Do vậy nên chỉ khi nào ra ngoài và không có nước thì mới nên sử dụng dung dịch khử trùng hay nước rửa tay khô, còn nếu có thể thì tốt nhất là nên rửa tay bằng xà phòng và nước. Ngoài ra, những khi rửa bát, giặt giũ hay cần dùng các hóa chất tẩy rửa thì nên đeo găng tay cao su để bảo vệ da tay không bị khô.
Cần làm gì khi tay bị khô, kích ứng?
Khi da tay bị khô ráp, mẩn đỏ, kích ứng do rửa tay quá nhiều thì có thể khắc phục bằng cách bôi kem dưỡng chuyên dùng cho tay, kem dưỡng thể hoặc dùng chính loại kem dưỡng mà bạn thường dùng cho mặt vào mỗi tối trước khi đi ngủ và những khi không phải đụng tay vào nước. Mỗi khi rửa tay, hãy làm theo các bước trên để tránh tay bị khô.
Nếu có các triệu chứng khô và kích ứng nghiêm trọng thì cần đi khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Kem dưỡng nào tốt nhất để khắc phục da tay khô?
Tốt nhất nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da. Các loại kem này có chứa các thành phần ceramide, axit béo và cholesterol nhằm mô phỏng, khôi phục chức năng lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
Bạn có thể tìm mua những sản phẩm có chứa các thành phần này hoặc những sản phẩm có ghi “MLE technology” (công nghệ MLE) trên nhãn.
Cách điều trị và ngăn ngừa viêm da bàn tay
Một trong những nguyên nhân gây viêm da bàn tay là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc chất gây kích ứng. Do đó, bước đầu tiên để ngăn ngừa vấn đề là tránh tiếp xúc với các chất đó. Tuy nhiên, nếu viêm da bàn tay là do rửa tay thường xuyên thì có thể khắc phục bằng cách dưỡng ẩm cho da theo hưỡng dẫn trong phần trên chứ không được bỏ thói quen rửa tay.
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị và ngăn ngừa viêm da bàn tay khác còn có:
- Không gãi mạnh ở vùng bị tổn thương để tránh làm cho tình trạng thêm nặng hơn.
- Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên suốt cả ngày. Sau khi bôi kem dưỡng vào ban đêm thì có thể đeo một đôi găng tay mềm để giữ ẩm cho da và tránh để kem dưỡng dính lên chăn nệm.
- Chỉ sử dụng khăn mềm và thấm nhẹ để lau khô tay, không chà xát mạnh.
- Đeo găng tay cao su khi cần sử dụng hóa chất tẩy rửa.
- Đi khám bác sĩ da liễu nếu các triệu chứng khô ráp, ngứa ngáy hay kích ứng không cải thiện.
Chắc hẳn ai cũng biết không nên đi ngủ với lớp trang điểm trên mặt và nên sử dụng một chất chống oxy hóa vào mỗi sáng, nhưng có một số quy tắc chăm sóc da mà không phải ai cũng để ý.
Các loại thực phẩm và sản phẩm chăm sóc da không chứa gluten đang nhận được sự quan tâm rất lớn. Chế độ ăn không chứa gluten có thể cần thiết cho những người không hấp thụ hay dị ứng với gluten nhưng liệu làn da có thực sự được lợi từ việc dùng các sản phẩm không có gluten không?
Gần đây, khi lựa chọn bất cứ sản phẩm gì, từ thực phẩm cho đến đồ chăm sóc da, người tiêu dùng có xu hướng chọn những sản phẩm “hữu cơ”.
Mụn nước ở trên môi có phải là rộp miệng do herpes không?
Kiểm soát mức độ stress là một bước quan trọng để không chỉ có được làn da sạch mụn mà còn tránh được một số vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng mãn tính
- 0 trả lời
- 2302 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1125 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1426 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 880 lượt xem
Bác sĩ ơi, hiện tại em đang gặp 2 vấn đề 1. Môi bị khô và chảy máu, nứt nẻ và mình k thể xài son. Dù đã dùng dầu dừa, dưỡng môi các hãng, uống nước nhiều nhưng tình trạng môi vẫn ntn, tách và chảy máu. Nhìn rất đau. 2. Da bị mụn ẩn nhiều quá. Mn xem có cách nào trị da mụn ntn k ạ? Bây giờ em mới chú trọng skincare ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1920 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!